Tuesday, October 24, 2017

Cảm âm Hạt Gạo Làng Ta - Thơ Trần Đăng Khoa

Chia sẻ cảm âm bài hát Hạt Gạo Làng Ta :

Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn một bài hát được dựa trên phổ thơ của nhà thơ rất nổi tiếng đó chính là Trần Đăng Khoa, và bài hát cũng được gắn liền với tên tuổi của ông mà mỗi khi nhắc đến bài thơ thì ai cũng liên tưởng tới ông không phải bài thơ nào khác đó chính là Hạt Gạo Làng Ta.

Có lẽ bài hát này rất quen thuộc với tất cả các bạn rồi phải không nào, những câu thơ và câu hát này gắn liền với tuổi ấu thơ của chúng ta. Và dưới đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn cảm âm và hướng dẫn bài hát Hạt Gạo Làng Ta.

Cảm âm, hướng dẫn bài hát Hạt Gạo Làng Ta :

Với bài hát Hạt Gạo Làng Ta một kỹ thuật đặc trưng mà các bạn cần lưu ý cho mình ở đây đó chính là đánh lưỡi đơn (Kỹ thuật chủ yếu trong bài) và ngoài ra các bạn cần phải nắm được cho mình láy rền, rung hơi.

Đó là những kỹ thuật cơ bản mà các bạn cần nắm được để có thể chơi tốt được bài hát này. Nếu bạn nào chưa nắm rõ những kỹ thuật này thì có thể tham khảo tại đây.

Cảm âm Hạt Gạo Làng Ta

Hạt gạo làng ta
Sol sol sol do2
Có vị phù sa
Re2 la sol do2
Của sông Kinh Thầy
La do2 do2 sol
Có hương sen thơm
Re2 la la la
Trong hồ nước đầy
La-sol mi sol re
Có lời mẹ hát
Mi do do-mi sol
Ngọt bùi đắng cay...
Do do re re

Hạt gạo làng ta
Sol sol sol do2
Có bão tháng bảy
Re2-do2 re2 do2 mi
Có mưa tháng ba
Sol-do2 la do2 la
Giọt mồ hôi sa
Mi mi sol sol
Những trưa tháng sáu
La sol la la
Nước như ai nấu
La sol sol la
Chết cả cá cờ
La mi-sol la-sol re
Cua ngoi lên bờ
Mi mi mi-re do
Mẹ em xuống cấy...
Do re mi mi-sol

Hạt gạo làng ta
Sol sol sol do2
Những năm bom Mỹ
Re2 do2 do2 re2
Trút trên mái nhà
Re2 do2 re2 sol
Những năm cây súng
Do2 la la do2
Theo người đi xa
La-sol re sol la
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.

No comments:

Post a Comment