Showing posts with label Hỏi đáp sáo trúc. Show all posts
Showing posts with label Hỏi đáp sáo trúc. Show all posts

Friday, May 10, 2019

Vấn đề thổi sáo gặp ma, gọi rắn có thật hay không !

Câu chuyện thổi sáo gặp ma hay là gọi rắn mà người ta hay đồn :

Từ khi thổi sáo đến bây giờ thì tình cờ mình có đọc được một số bài viết hay là một số anh làm Youtube có chia sẻ về vấn đề thổi sáo thì có gặp rắn và ma không.
Và mình tự nhiên cũng giật mình nghĩ quái lạ sao lại có cái chuyện này nhỉ và mình cũng không cần phải đọc thêm tài liệu ở đâu hay là coi thêm Clip nào nữa.
Bản thân mình sinh ra ở làng quê rắn ở đồng hay là thỉnh thoảng nó còn bò vào vườn là chuyện hết sức bình thường thôi. Mình cũng là một thằng chơi sáo từ sớm và mình cũng chả bao giờ tin vào mấy chuyện kiểu như này.
Mình cũng xin khẳng định với các bạn việc thổi sáo mà có ma hay là gọi rắn thì hoàn toàn mình không tin và không có sự thực đấy là theo quan điểm cá nhân của riêng mình.
Mình học sáo từ năm lớp 9 và không có không gian nào luyện tập thích hợp nên mình tập sáo ở nhà, và từ khi mình thổi sáo đến bây giờ và hiện tại là mình đang năm thứ 2 đại học rồi mình chưa bao giờ gặp một con ma hay là con rắn nào hết mình cho rằng cái này chỉ là vấn đề mà người ta giật tít lên thôi.

Việc thổi sáo mà gặp ma hay rắn là không có thật 

Các bạn cứ yên tâm thổi đi chả có con ma hay là con rắn nào theo bạn đâu, các bạn đừng nghe mấy câu chuyện của một số người trên mạng về chuyện này.
Mình nghĩ những câu chuyện mà người ta đăng tải đều là những câu chuyện bịa đặt hay là họ mang tính chất giải trí thôi.

Đây là vấn đề làm hoang mang anh em chơi sáo : 

Thực sự thì đây cũng là một vấn đề mà mình đọc đến bài viết mình làm thấy rất khó chịu, vì cũng một phần mà nó làm ảnh hưởng đến tâm lý thổi sáo và cũng là một trong số những nguyên nhân nhỏ khiến một số bạn bỏ sáo.
Nên vấn đề này mình sẽ không nhắc đi nhắc lại nữa vì nó dễ gây ám ảnh cho các bạn khi chơi sáo.
Nhưng mình cũng không nên mọi người thổi sáo vào tầm trưa hay là tầm đêm vì sao ? Do ma hay rắn à, không tất nhiên là *eo phải rồi. Mọi mọi nên luyện tập vào tầm 8h sáng hay tầm 3-4 giờ chiều này. Khoảng thời gian đấy là rất đẹp cho chúng ta luyện tập và lúc đó cơ thể cũng cảm thấy thỏa mái và dễ chịu nhất.

Thursday, October 11, 2018

Ngoài sáo ra các bạn nên chơi thêm nhạc cụ nào ?

Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số nhạc cụ rất hay mà chúng ta có thể tập thêm : 

Như tiêu đề bài viết thì mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số nhạc cụ khác ngoài sáo để chúng ta tìm kiếm thêm một niềm đam mê mới ngoài nhạc cụ sáo trúc.

Nhắc đến chủ đề này mình mới nhớ sẽ có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng chúng ta có nên tập nhiều nhạc cụ cùng một lúc không. Với bản thân, ý kiến của cá nhân mình thì các bạn không nên tập nhiều nhạc cụ cùng một lúc. Mình khuyên các bạn nên tập một nhạc cụ cho ổn ví dụ khi bạn tập thổi sáo các bạn cũng phải học cho đến khi thổi ổn một số bài dạng như : Bèo dạt mây trôi, Về quê.. đây là một số bài ở mức độ trung bình mà các bạn có thể tập không nhất mức mà các bạn phải đạt đến trình độ phải thổi được Anh Vẫn Hành Quân hay Trên Đường Chiến Thắng. Vì khi chúng ta học một môn nhạc cụ nào đó thì các bạn nên tập chung học cho đến khi mình nghe được và người khác nghe được thì các bạn mới tìm đến nhạc cụ thứ hai rồi lần lượt.

Tại sao mình nói không nên học nhiều nhạc cụ cùng một lúc?

Cái lý do mà mình nghĩ là cũng nhiều bạn cũng biết là chúng ta sẽ không có nhiều thời gian tập chung vào 3, 4 môn nhạc cụ được và nếu tập chung thì các bạn cũng sẽ mất rất nhiều thời gian trong một ngày để tập luyện nó. Tập nhiều nhạc cụ rất dễ rơi vào trường hợp cái gì cũng biết một tý nhưng mỗi tội khi chơi lại không ra gì.
Lời khuyên : Tốt nhất trước khi đi vào nhạc cụ thứ hai các bạn phải tự đánh giá mình hoặc có thể nhờ bạn thân rồi gấu mèo nhận xét cho xem nghe đã ổn chưa, hay chưa nhớ nhé !

Guitar một nhạc cụ không thể nào bỏ lỡ :

Tại sao mình nói Guitar thì cái này mình cũng không cần phải chứng minh hay giải thích gì nữa, nó là một nhạc cụ cua gái xét vào Top 1 rồi còn về sáo thì anh em cũng biết đấy mình sẽ không nói nữa :). Ok sau một thời gian chơi sáo khá lâu khoảng 3-4 năm gần đây mình quyết định mua một cây đàn Aucostic với 3 triệu, do đang tán tỉnh một cô gái mà cô ấy cũng thích nghe đàn và chơi Guitar nên mình quyết định tậu một em và chơi một thời gian thì thấy cũng khá thích cảm giác mà mình vừa đệm rồi mình vừa hát nó phê lắm anh em à. Ngoài ra thì các bạn có thể học rồi khi đi Offline câu lạc bộ có thể vác ra đệm cho sáo cũng ok lắm.

Ngoài sáo ra các bạn nên chơi thêm nhạc cụ nào ?


Nói chung đây là một nhạc cụ rất đáng để chúng ta học, tìm hiểu nếu bạn nào đã tập sáo ổn rồi mà muốn tìm thêm cho mình một niềm đam mê mới nữa thì mình nghĩ đàn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho các bạn.

Kèn Harmonica tại sao không chứ ? 

Sau Guitar thì mình nghĩ rằng kèn Harmonica là một lựa chọn khá phù hợp cho những bạn nào thích giai điệu du dương và nó là anh em họ với sáo nên khi các bạn đang chơi sáo mà bạn sang chơi kèn Harmonica sẽ khá là dễ tiếp cận.

Ngoài sáo ra các bạn nên chơi thêm nhạc cụ nào ?


Và một số tiện lợi và ưu điểm của kèn Harmonica đem lại đó chính là gì :
     -Thứ nhất : Rất nhỏ gọn và nhẹ nhàng nó không cồng kềnh như Guitar với kèn Harmonica các bạn có thể dễ dàng đút túi và rút ra thổi bất cứ lúc nào ( dành cho những bạn lười mang những nhạc cụ cồng kềnh )
     - Thứ hai : Không gì khác đó chính là giá thành của một chiếc kèn Harmonicac tầm trung cũng khá rẻ để cho chúng ta lựa chọn.

Tiếp theo đó chính là Trống Cajon : 

Vừa nghĩ vừa viết mới nhận ra rằng giới thiệu đủ bộ kèn trống luôn :). Vâng và trống Cajon cũng không xa lạ gì nữa với mọi người phải không nào. Một nhạc cụ rất dễ để trúng ta có thể khuấy động sân khấu và luyện nhịp.

Ngoài sáo ra các bạn nên chơi thêm nhạc cụ nào ?

Ngoài ra thì chơi trống Cajon còn giúp các bạn luyện tập cả cơ tay nữa các bạn sẽ có một cơ tay rắn chắc chẳng khác gì mấy anh Gymer ( đùa đấy nó giúp tay bạn linh hoạt hơn ).
Trên đây là một số chia sẻ của mình sau khi đã trải nghiệm các nhạc cụ nó có thể đúng hoặc sai nếu các bạn đấy đúng hãy Like và Share giúp mình còn thấy sai thì các bạn hãy Comment quan điểm của các bạn xuống dưới nhé !

Tuesday, September 4, 2018

Những lỗi cơ bản mà người chơi sáo thường gặp ?

Ở bài viết này mình sẽ tổng hợp cho các bạn một số lỗi cơ bản trong quá trình chúng ta mới bắt đầu với sáo trúc :

Không chỉ riêng sáo trúc mà tất cả các loại nhạc cụ khác cũng vậy mới bắt đầu các bạn làm quen thì chắc chắn các bạn sẽ thường gặp những lỗi cơ bản dưới đây mà mình đã trải qua và mình muốn các bạn sẽ nhanh khắc phục được những lỗi này và tránh khỏi vì nếu các bạn thổi lâu nó sẽ thành thói quen mà đã là thói quen rồi thì nó sẽ rất khó sửa. Và dưới đây là những lỗi cơ bản mà người mới chơi sáo thường gặp.

Lỗi cơ bản trong sáo trúc


Tổng hợp các lỗi mà người mới chơi sáo thường gặp :

Cầm sáo sai cách và tư thế thổi sáo không chuẩn : 

 - Đây là một lỗi rất phổ biến ở những người mới chơi cẩm sáo sai sẽ dẫn đến các bạn khó có thể thực hiện được những kỹ thuật như láy rền hay là vuốt ngón có thể các bạn chưa học đến những kỹ thuật mình kể trên nhưng khi nào các bạn học đến những kỹ thuật đó thì các bạn sẽ được vì sao chúng ta cầm sáo chuẩn.

- Tư thế thổi sáo sai : 

Mình thấy rất nhiều bạn có những tư thế thổi sáo rất buồn cười ví dụ như thổi sáo mà lưng cứ khom khom rồi vừa nằm vừa thổi sáo :) ! Đây là một cách thổi không hề tốt chút nào nhé, hơi của bạn sẽ ra không được đều và lấy hơi sẽ không được ổn định.

Không đánh lưỡi đơn khi thổi các bài sáo :


Đánh lưỡi đơn là một kỹ thuật rất quan trọng trong sáo, bạn đánh chắc được lưỡi đơn thì bài sáo của các bạn mới có thể rõ ràng được và đánh lưỡi đơn nó sẽ giúp bạn tiết kiệm hơi của mình. Và trong bài viết này mình sẽ không chỉ rõ về kỹ thuật này nữa vì mình đã viết rất chi tiết trong bài viết đánh lưỡi đơn trong sáo trúc. Các bạn có thể tham khảo !!

Học quá nhiều bài cùng một lúc : 


Mình thấy có rất nhiều bạn khi mới bắt đầu tập chơi sáo thôi nhưng mà số lượng bài các bạn chơi thì rất nhiều nhưng có điểm chung giữa các bài là gì các bạn đều thổi được nửa chừng rồi các bạn lại bỏ. Mình có lời khuyên rằng khi các bạn mới chơi thì nên chơi mấy bài đơn giản như bài Sol sol sol đô sol (mình cũng không nhớ tên nữa cái bài mà Bà ngồi bà rung đùi ý) hay là bài thần thoại đây là những bài mình thấy là nó khả đơn giản để chúng ta có thể tập luyện kỹ thuật đánh lưỡi đơn. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài cảm âm đơn giản cho người mới thổi.

À quên còn cái Sáo chưa chuẩn : 


Nếu các bạn mới chơi mà mua những cây sáo 10-20k ở chợ thì nên sắm cho mình những cây sáo chuẩn nhé ! Tránh tình trạng sáo thổi không lên được quãng rồi bí hơi các kiểu góc quảng cáo nếu các bạn có nhu cầu mua sáo chuẩn giá rẻ thì có thể liên hệ qua Sđt : 01626833330 để mình tư vấn cho nhé !



Wednesday, June 20, 2018

Thổi sáo bao lâu thì thổi được bài Anh Vẫn Hành Quân !

Anh Vẫn Hành Quân một bài sáo có thể nói rất chảnh với dân chơi sáo nghiệp dư :

Hi xin chào các bạn mình đã trở lại đây, và ở một số bài viết gần đây thì mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm và một số câu chuyện trong khi thổi sáo và mình vẫn sẽ cập nhật đều cảm âm cho các bạn nhé :) !
thổi sáo bao lâu thì chơi được bài anh vẫn hành quân

Vâng và không lòng vòng nữa chúng ta đi luôn vào chủ đề ngày hôm nay thôi phải không nào, đây có thể nói sẽ là một chủ đề rất hot cho các bạn nghiệp dư muốn tập chơi bài Anh Vẫn Hành Quân. Và trước tiên chúng ta sẽ đến với một số câu hỏi về bài sáo Anh Vẫn Hành Quân.

Dân nghiệp dư có chơi được bài Anh Vẫn Hành Quân Hay Không ?????


Hoàn toàn chơi được nhé các bạn, mình thấy trên cộng đồng mạng nhiều người cứ nhìn thấy ai thổi bài Anh Vẫn Hành Quân thì đã nhận định là cao thủ rồi và họ hay phán xét rằng ở Việt Nam này rất ít người thổi được bài sáo này.
Thực ra theo mình biết thì ở trên cái đất nước Việt Nam sẽ có rất rất nhiều người thổi được bài AVHN không chỉ có dân nhạc viện mới thổi được (tất nhiên những người dân nhạc viện họ sẽ thổi theo một cách bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn). Như các bạn xem trên Group CLB sáo trúc Việt Nam có rất nhiều bạn thổi được và mình lấy ví dụ như Mão Mèo dù anh chỉ là nghiệp dư nhưng anh chơi khá tốt được bài này.

Vậy thổi sáo trong bao lâu thì có thể chơi được bài Anh Vẫn Hành Quân :


Câu hỏi này thật khó trả lời ! Nhưng để được thổi bài hát này thì các bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức luyện tập, nói về thổi trong bao lâu mà thổi được bài này thì hơi khó cũng tùy vào sự tiếp thu của bạn khi học cũng như thời gian mà bạn bỏ ra.

Thường thì mình thấy những người chơi sáo > 1 năm mới có thể tập được bài này (vẫn có những bạn chơi sáo dưới < 1 năm nhưng vẫn chơi được bài này đó là một số người đặc biệt ở đây mình không nhắc đến) khi kỹ thuật của họ đã tốt rồi và phải đánh chắc được lưỡi kép thì họ mới có thể bắt đầu chơi bài này.

Các kỹ thuật cần phải nắm được :


Về kỹ thuật mình nghĩ khi các bạn tìm tới thổi bài hát này thì kỹ thuật cơ bản các bạn phải sử lý ngon lành rồi, những kỹ thuật mà mình kể đến ở đây như : Rung hơi, láy rền, vuốt ngón...... nếu bạn nào chưa biết thì có thể tham khảo thêm tại đây  : https://www.hocsaotruc.com/2017/07/tong-hop-cac-ky-thuat-co-ban-ma-nguoi.html

Còn kỹ thuật chính trong bài hát này đó chính là đánh lưỡi kép đây là mấu chốt của bài hát này và đây cũng là một trong những kỹ thuật khó nhất trong sáo trúc, các bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian luyện tập để có thể tập thành công được kỹ thuật này. Các bạn có thể tham khảo thêm về đánh lưỡi kép.

Và bài viết của mình cũng xin được kết thúc tại đây ! Nếu các bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì nhớ like Fanpage và share bài viết cho mình nhé ! 

Saturday, April 21, 2018

Những cây sáo nào thông dụng nhất trong sáo trúc ?

Tìm hiểu về những cây sáo thông dụng trong bộ sáo trúc Việt Nam: 

Trong một thời gian chơi sáo thì có lẽ câu hỏi đầu tiên mà nguời chơi sáo đặt ra là nên mua loại sáo nào và cây sáo nào là cây sáo thông dụng nhất.
những cây sáo thông dụng trong sáo trúc

Vâng và mình tin chắc rằng trong số các anh em đang xem bài viết này đều muốn sở hữu cho mình một bộ sáo để trang bị cho niềm đam mê sáo trúc bất diệt của mình phải không nào :))) !

Trước hết thì mình xin đưa ra vấn đề tại sao phải có một bộ sáo đủ các loại tone :

Nói chung với anh em nào có điều kiện thì các bạn cứ sắm cho mình full tone đi :) để giành thổi dần sẽ có lúc các bạn sẽ giành đến nó, còn đối với anh em sinh viên như mình thì sao, mình nghĩ chỉ cần vài cây sáo mà mình liệt kê bên dưới đã là thỏa mãn và thoải mái với các dòng nhạc và rất nhiều bài hát anh em chơi rồi.
Còn với vấn đề tại sao nên mua đủ 1 bộ sáo thì cái điều này đơn giản, các bạn mua nhiều loại tone sáo nó cũng như là một bộ sưu tập vậy, càng nhiều nó càng phong phú đa dạng nói đùa vậy thôi. Nếu các bạn có nhiều tone khác nhau điều thứ nhất nó sẽ giúp cho bạn có nhiều sự cảm nhận khi chơi trên các cây sáo tone cao và thấp và khi các bạn có đủ bộ tone sáo thì tất cả các beat trên mạng các bạn đều có thể chơi theo được: Đủ bộ tone sáo ở đây có lẽ mình sẽ liệt kê chưa đầy đủ lắm nhưng theo như mình biết và những cây sáo đó là thông dụng đó chính là: Fa trầm, Sol trầm, La Trầm, Sib giáng, Đô, Rê Cao, Sol cao mình thấy những cây sáo này người ta thường hay chơi nhất và có đầy đủ các beat ở trên youtube và các bạn có thể tham khảo nhiều beat hơn tại đây.

Với những bạn không có điều kiện nhưng vẫn muốn sở hữu cây sáo thông dụng nhất thì nên chọn loại cây nào:

Mình biết có rất nhiều anh em chơi sáo nhưng về vấn đề điều kiện không có hay với anh em sinh viên như mình thì các bạn có thể tham khảo một số loại tone sau:

  1. Tone Đô: Đây là cây sáo thông dụng nhất trong sáo trúc và vì thông dụng nên anh em nên chọn cây nào tốt ngon ngon một tý nhé.
  2. Tone La trầm :  Đứng thứ 2 trong các cây sáo thông  dụng nhất trong bộ sáo ngang. 
  3. Tone Rê cao : Đây là một cây sáo cao có giai điệu rất thánh thót.
Và bên trên là những ý kiến riêng của mình anh em nào có ý kiến gì thì có thể để lại Comment bên dưới nhá !

Sunday, April 8, 2018

Người mới tập sáo nên thổi thể loại nhạc nào !

Bạn là người mới học sáo trúc, vậy thể loại nhạc nào thích hợp với bạn :

Và hôm nay mình lại quay lại với chủ đề người mới học sáo, như các bạn đã biết thì khi mới học sáo trúc thì chúng ta sẽ đặt ra rất nhiều những câu hỏi như học kỹ thuật nào trong sáo trướclộ trình học sáo trúc như thế nào. Ở bài viết này thì mình chỉ đề cập tới vấn đề người mới tập thổi thì nên thổi thể loại nhạc nào thôi còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lộ trình học sáo trúc thì có thể tham khảo tại học sáo cơ bản.
Thể loại nhạc cho người mới thổi

Người mới tập thì nên thổi thể loại nào, nhạc trẻ, nhạc hoa, hay nhạc trữ tình:

Mình cũng xin đi vào chủ đề luôn thì hiện nay có rất nhiều các thể loại nhạc chơi sáo rất hợp như: dân ca, trữ tình và bây giờ ngay cả nhạc trẻ cũng là một thể loại nhạc có thể nói là hot nhất hiện nay và là thể loại nhạc được yêu thích nhất, được mọi người cover nhiều nhất, và ngay cả các nghệ sĩ cũng đã thể hiện rất nhiều thể loại nhạc này như nghệ sĩ Hoàng Anh, NS. Minh Dương cũng đã thể hiện rất nhiều ca khúc hit trong thể loại nhạc này.
Thể loại nhạc cho người mới thổi

Thể nhạc này có lẽ là rất thích và tạo động lực cho các bạn trẻ thổi sáo nhưng đối với ý kiến cá nhân mình thì những bản mới tập thì các bạn không nên tập thể loại nhạc này vội (ở đây mình nói với những bạn mới tập nhé). Vậy tại sao người mới tập lại không nên thổi thể loại nhạc này vì theo mình đánh giá thì nhạc trẻ cũng là một trong những thể loại nhạc khó chơi vì nó đòi hỏi bạn rất nhiều kỹ thuật như: Rung hơi, láy rền, vuốt ngón và một số kỹ thuật nữa để các bạn có thể chơi tốt được thể loại nhạc này.

Vậy với những người mới tập thì nên tập thể loại nhạc nào:

Mình có lời khuyên chân thành dành cho các bạn mới tập sáo trúc, các bạn nên tập những bài hát thiếu nhi tại sao vậy nghe có vẻ buồn cười. Tại sao phải tập nhạc thiếu nhi và đây mình sẽ nói ra một số lý do tại sao người mới tập nên tập thể loại nhạc này:
        -Khi tập nhạc thiếu nhi thì các bạn đã thuộc làu được giai điệu của bài hát và từng nhịp một giúp bạn thổi sáo sẽ không bị chệch nhịp nhiều và nó sẽ dần dần hình thành thói quen bắt nhịp và bổ trợ cho sau này bạn thổi theo beat.
       - Như các bạn biết thì những ca khúc thiếu nhi thường là những ca khúc rất dễ hát nên ở sáo trúc cũng vậy nó chỉ đòi hỏi chúng ta chỉ cần 1 cho đến 2 kỹ thuật là các bạn có thể chơi được bài hát đó rồi. Một số kỹ thuật mà trong bản nhạc thiếu nhi thường hay dùng là: Đánh lưỡi và muốn hay hơn thì các bạn có thể học thêm kỹ thuật láy rền (chưa cần thiết) nói chung là các bạn cứ học chắc kỹ thuật đánh lưỡi đơn trước là những kỹ thuật sau mình nghĩ các bạn cũng sẽ học nhanh thôi. 
Và trên là một số những ý kiến cá nhân mà mình muốn chia sẻ cho các bạn ! 
Chúc các bạn thành công !

Tuesday, March 20, 2018

Hướng dẫn tăng giảm tone Beat dành cho sáo trúc !

Bài viết chia sẻ cách làm thế nào để có thể tăng giảm tone beat nhạc:

Ở những bài viết trước mình đã chia sẻ cho các bạn rất nhiều bài viết về cảm âm, hay học sáo trúc rồi thì ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cho anh em một phần mềm cực kỳ hay đó chính là phần mềm Key Shifter đây là một phần mềm mà giúp chúng ta có thể nâng hạ một tone nhạc một các cực kỳ đơn giản.

Tại sao chúng ta phải tăng giảm tone nhạc:

Mình cũng xin được giải thích qua khi chơi sáo ghép với beat thì chúng ta cần phải lựa chọn tone nhạc phù hợp với cây sáo mà mình đang chơi. Tránh trường hợp thổi sai beat sáo đi một nơi và beat đi một nơi.
Để có một bài sáo hay thì ngay từ bước đầu thì các bạn cần phải kiếm cho mình một bài beat chuẩn. Nếu các bạn không muốn chỉnh tone nhạc thì các bạn có thể tham khảo tổng hợp beat cho sáo C5 và beat sáo A4 nhé. Mình đã tổng hợp rất nhiều beat cho 2 thể loại sáo này và việc của bạn là chỉ cần tải về và chơi theo thôi. Và dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn dùng phần mềm chỉnh tone.

Chia sẻ cách dùng phần mềm chỉnh beat nhạc:

B1: Các bạn cần download cho mình phần mềm chỉnh tone beat về và phầm mềm này có tên là Key Shifter. Tải phần mềm tại đây.
B2: Chuẩn bị cho mình một  beat nhạc tùy theo bạn chọn (các bạn có thể lên trang nhaccuatui hoặc bất kì trang nào đó download về).
B3: Mở giao diện của MP3 Keyshifter lên phần mềm sẽ có giao diện như hình dưới và các bạn sẽ chú ý cho mình đến 2 phần sau:
Phầm mềm nâng hạ tone sáo trúc


  • Tempo : Chỗ này là tốc độ của bản beat
  • Key : Độ cao của beat 
Đó là hai phần chỉnh mà các bạn cần lưu ý trong phầm mềm Mp3 Keyshifter để có thể chỉnh sửa cho phù hợp.
Ngoài ra nếu các bạn nào xem xong bài viết này vẫn chưa hiểu thì có thể xem video của mình ở dưới:
Hướng dẫn chỉnh tone nhạc sáo

Monday, March 19, 2018

Tổng hợp các kỹ thuật hay dùng trong nhạc trẻ 2018 !

Giới thiệu về các kỹ thuật sáo trúc hay dùng ở thể loại nhạc trẻ:

Xin chào các bạn cũng đã lâu rồi thì mình cũng không chia sẻ về vấn đề học sáo hay là về hỏi đáp sáo trúc. Vì trong thời gian vừa qua mình phải tập trung tổng hợp các bài cảm âm cho các bạn, nên ngày hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn về các kỹ thuật thường dùng trong thể loại nhạc trẻ.
Tổng hợp các kỹ thuật hay dùng trong nhạc trẻ

Đây có lẽ là một thể loại thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến với sáo trúc, và có đây cũng là một thể loại hot nhất trong sáo trúc hiện nay và mình nghĩ nó sẽ không bao giờ hết hót cả vì nó vừa mới lạ và mang lại nhiều cảm xúc cho người chơi và không chỉ các bạn trẻ mà các nghệ sĩ chơi sáo hiện nay cũng đã đều khai thác về dòng nhạc này điển hình như: NS. Hoàng Anh, Ns. Minh Dương, NS. Bùi Công Thơm... đều là những nghệ sĩ nổi tiếng trong làng sáo trúc Việt Nam.

Vậy thổi sáo nhạc trẻ có khó hơn nhạc trữ tình, nhạc cách mạng, nhạc bolero không:

Có lẽ đây cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn phải không nào ? Mình xin trả lời các bạn luôn, theo mình đánh giá đây là một thể loại dễ chơi nhất trong các thể loại nhạc mình nêu trên, đây là ý kiến của riêng mình tất nhiên là mình không thể nói bừa được đây là theo kinh nghiệm 4 năm chơi sáo của mình và mình cũng đã chơi rất nhiều các thể loại nhạc từ nhạc trẻ, nhạc trữ tình, nhạc bolero. Nếu các bạn muốn xem lại cảm âm nhạc trẻ hay nhất 2017.
Tổng hợp các kỹ thuật hay dùng trong nhạc trẻ

Nên các bạn không cần phải quá bận tâm về các kỹ thuật để mà chơi tốt thể loại nhạc này nó không khó như những gì bạn nghĩ đâu. Và nếu bạn xem tiếp những chia sẻ dưới đây thì mình nghĩ bạn sẽ thổi tốt được thể loại nhạc này.

Các kỹ thuật thường xuyên sử dụng trong thể loại nhạc trẻ:

Để thổi hay được thể loại nhạc này các bạn cần phải nắm và áp dụng được cho mình các kỹ thuật như sau:

  1. Đánh lưỡi đơn: Đây là kỹ thuật căn bản không chỉ trong nhạc trẻ mà trong các thể loại các bạn cần phải áp dụng thường xuyên cho mình kỹ thuật này. Nếu chưa hiểu rõ về kỹ thuật này các bạn có thể xem lại tại đây.
  2. Láy rền : Kỹ thuật này rất quan trọng để tạo nên sự mềm mại cho người nghe. Xem kỹ thuật láy rền.
  3. Vuốt ngón: Một kỹ thuật không thể thiếu để tạo nên sự mượt mà trong bài sáo. Xem kỹ thuật vuốt ngón.
  4. Rung hơi : Bạn muốn một câu sáo không bị đứt quãng bạn nên áp dụng kỹ thuật này nhé. Xem kỹ thuật rung hơi.
Bên trên là 4 kỹ thuật mà mình thấy áp dụng trong rất nhiều các bài nhạc trẻ và mình tin rằng khi các bạn nắm được hết các kỹ thuật này mà không chỉ trong thể loại nhạc trẻ mà trong tất cả thể loại nhạc các bạn hoàn toàn có thể chơi tốt.

Bên trên là những kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trong 4 năm mình thổi sáo. Chúc các bạn học tốt và tạo nên những bài sáo tuyệt vời.

Monday, March 5, 2018

Hướng dẫn bỏ qua Link quảng cáo trong web Hocsaotruc.com

Tại sao phải sinh ra trang quảng cáo trong Web học sáo trúc :

Như các bạn đã biết Link 123 là một trang cho phép chúng ta thực hiện 1 link rút gọn và có dạng link123.co// có là một dạng link chạy theo bên thứ 3 của nhà quảng cáo và cho phép chúng ta có thể kiếm tiền từ những lần Click đó.
Và thật sự thì những người làm Blog như mình nếu không có những Click từ link đó thì không thể duy trì được Blog, đó là một nguồn động lực giúp mình có thể viết và chia sẻ những bài cảm âm hay, kỹ thuật trong sáo trúc cho các bạn.
Và nếu bạn nào cũng có những Blog cá nhân hay một tinh tức hay chia sẻ cho mọi người mà muốn có thêm ít thu nhập cá nhân thì có thể đăng kí tại link sau :http://123link.co/ref/tranducchi

Các bỏ qua quảng cáo tại trang Học sáo trúc :

Mình biết quảng cáo này gây bất tiện cho các bạn nhưng các bạn hãy Click ủng hộ mình để mình có thể ra nhiều những bài viết tốt nhất cho các bạn nhé.
B1: Khi nhấn vào 1 link bất kỳ bạn sẽ được chuyển sang trang 123 Link rồi sau đó bạn chọn Tôi không phải người máy rồi nhấn Click here to continue.
Học sáo trúc
B2: Sau đó các bạn đợi 5s rồi nhấn Get Link ! Ok thế là bạn sẽ được chuyển hướng đến trang bạn muốn
Học sáo trúc

Thursday, October 5, 2017

Sáo vỡ tiếng là gì - Khi nào thì sáo sẽ vỡ tiếng !

Giải thích sáo vỡ tiếng là gì, tại sao lại gọi là sáo vỡ tiếng :

Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn mọi thắc mắc về sáo vỡ tiếng. Như các bạn đã biết thì có rất nhiều người đề cập đến vấn đề "Sáo vỡ tiếng" nhưng bạn không hề biết sáo vỡ tiếng là như thế nào thì tôi tin chắc qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ về một cây sáo vỡ tiếng.

Sáo vỡ tiếng là gì ? Vỡ tiếng nó chính là một tính chất của cây sáo sau khi đã được sử dụng qua một thời gian nhất định thì cây sáo đó sẽ có đặc điểm như tiếng sẽ vang hơn và đanh hơn so với nhưng cây sáo chưa vỡ tiếng.
Đặc điểm để nhận biết một cây sáo vỡ tiếng sẽ cũng rất đơn giản, cây sáo vỡ tiếng thường là cây sáo sẽ có độ tuổi ít nhất là 3 tháng nhưng hiện nay có rất nhiều các kỹ thuật sử lý làm cho cây sáo vỡ tiếng nhanh nhưng mình thấy thường thường là ít nhất tầm 3 tháng cho những người thổi thường xuyên cây sáo đó còn nếu bạn ít chơi thì nó có thể lên đến hàng mấy năm.

Vậy sáo vỡ tiếng có hại gì cho sáo của bạn không ? 

Tất nhiên là không rồi các bạn để ý với rất nhiều các loại nhạc cụ thì khi nó vỡ tiếng thì tiếng của nó phát ra sẽ hay hơn rất nhiều so với những nhạc cụ chưa vỡ tiếng ở đây kể đến như : Sáo, Cajon, Guitar...... và ở đây đặc biệt là sáo.

Sáo vỡ tiếng sẽ giúp các bạn có một tiếng sáo trong trẻo và sẽ bớt được những tạp âm xì do những thớ nứa lùa qua. Khi vỡ tiếng nó sẽ giúp bạn có thể là lên quãng dễ hơn, và tiếng sáo sẽ rất vang và to. Nếu các bạn không tin thì các bạn hãy lấy một cây sáo vỡ tiếng và một cây sáo chưa vỡ tiếng để so sánh sự khác nhau giữa hai âm thanh này.

Làm sao để một cây sáo nhanh vỡ tiếng ?

Như mình đã nói ở trên thì để một cây sáo vỡ tiếng kể từ khi bạn mới mua thì các bạn phải thổi thường xuyên cây sáo đó và nhanh thì nó sẽ dao động trong tầm 3 tháng trở lên và nếu thỉnh thoảng các bạn chơi thì nó có thể lên đến 1 năm hoặc hơn tùy vào thời gian mà các bạn sử dụng cây sáo đó. Và biện pháp duy nhất giúp tiếng sáo nhanh vỡ tiếng là các bạn hãy sử dụng thật nhiều, thổi thật nhiều trong một thời gian là tiếng sáo của bạn sẽ nhanh vỡ tiếng thôi đó chính là cách mà giúp sáo nhanh vỡ tiếng của mình.

Hiện nay cũng có rất nhiều các shop sáo sử dụng các biện pháp giúp sáo vỡ tiếng sau khi làm xong một cây sáo nhưng mình nghĩ nếu sáo vỡ tiếng thì cứ để theo tự nhiên là ok nhất mình không khuyến khích các bạn nên mua sáo kiểu này đây là ý kiến của riêng mình và mình hy vọng bài viết này phần nào có thể giải đáp được cây sáo vỡ tiếng cho các bạn.
Nếu các bạn thấy hay thì hãy like và share giúp mình nhé !

Sơ lược về sáo bầu - Cách chọn một cây sáo bầu tốt cho người mới !

Giới thiệu sơ lược về cây sáo bầu và một số vấn đề cơ bản :

Ở bài viết này mình sẽ một phần giới thiệu cho các bạn biết về thông tin cây sáo bầu cũng như cách để chọn một cây sáo bầu chuẩn dù bạn là người mới bắt đầu. Trong thời gian gần đây thì sáo bầu cũng trở thành một cây sáo rất quen thuộc với các bạn trẻ chơi sáo bởi âm thanh sáo bầu phát ra rất trong trẻo và vui tai.


Vậy sáo bầu có hình dạng như thế nào ? Có lẽ đây là một loại sáo rất đặc trưng nên khi nhìn vào cây sáo đó mà chúng ta có thể phân biệt được ngay đó chính là cây sáo bầu bởi khi các bạn nhìn vào một cây sáo mà nó có một cái bầu hồ lô (hay còn gọi là quả bầu) ở gần lỗ thổi, nhờ đó mà người ta gọi nó là sáo bầu.

Những đặc điểm mà người chơi sáo bầu cần biết :

Sáo bầu chỉ thổi được những bài có từ Tone Re2 trở lại ? Trước hết thì mình xin được đề cập đến vấn đề các nốt nhạc của nó, như các bạn đã biết được thì ở sáo ngang thì chúng ta sẽ có 2 quãng 8 rưỡi và max của nó chính là lên được nốt Sol3. Nhưng riêng ở sáo bầu thì nó chỉ có lên được Re2 thôi nên đó cũng là một điểm hạn chế của sáo bầu và chúng ta chỉ chơi được ở những bài có từ nốt Re2 trở xuống.
Cảm âm ở sáo ngang có thổi được ở trong sáo bầu không ? Áp dụng hoàn toàn được nhé nhưng mà các bạn phải lưu ý những bài nào có từ nốt Re2 trở nên là các bạn không thể chơi được bài đó.
Một số bài hát hay dành cho sáo bầu mà người chơi cần biết :
Nhắc đến sáo bầu thì có lẽ không ai là không biết đến bài Đi học một bài hát rất tiêu biểu cho cây sáo bầu và bài hát này được Ns. Hoàng Anh thể hiện rất tuyệt vời. Ngoài ra còn một số những bài hát này mà các bạn tham khảo như:

  1. Xuân Về Trên Bản H'Mong
  2. Tình ca Tây Bắc
  3. Thần Thoại
  4. Tình Yêu Màu Nắng
  5. Chỉ Yêu Mình Em
Đó chính là một số bài hát mà mình thấy rất nhiều nghệ sĩ và anh em trong làng sáo trúc thể hiện rất hay và những bài hát này có một giai điệu rất tuyệt vời mà các bạn cần tham khảo thêm.

Cách chọn một cây sáo bầu tốt và chuẩn :

Đối với sáo bầu sẽ có hai loại đó chính là : Sáo bầu gỗSáo bầu ngọc. Vậy sự khác nhau giữa hai loại sáo này là gì ?
         - Sáo bầu gỗ : Ngay cái tên của nó thôi thì chúng ta cũng có thể biết được loại sáo bầu này, đúng vậy sáo bầu gỗ được làm bằng chất liệu gỗ và quả bầu của nó sẽ là quả bầu thật và bầu gỗ sẽ có giá thành cao hơn gấp đôi và thậm trí có thể hơn cây sáo bầu ngọc.
         - Sáo bầu ngọc : Nhiều bạn hỏi mình là anh ơi sáo bầu ngọc thì được làm bằng ngọc phải không ạ :)))). Không có đâu nhé, sáo bầu ngọc sẽ được chế tác từ nhựa cứng và nó rất giống màu ngọc và trông rất bắt mắt và giá thành của nó rẻ hơn nhiều so với cây bầu gỗ.

Vậy nên mua sáo bầu gỗ hay ngọc ? Đối với bản thân mình thì mình khuyên các bạn nên mua sáo bầu ngọc vì giá thành của nó rẻ hơn rất nhiều so với sáo bầu bằng gỗ và nó chỉ dao động trong tầm 300-350 cái này cũng tùy thuộc vào từng Shop nữa. Và ưu điểm nữa của sáo bầu giả ngọc là âm sẽ chuẩn nên các bạn dù mới chơi cũng không phải lo về vấn đề này nhé.

Lưu ý : Khi mua sáo bầu điều đặc biệt quan trọng là các bạn phải thổi xem có lên được Re2 không nhé( quan trọng) vì rất nhiều cây sáo bầu hiện nay rất khó lên Re2 và bị tịt không lên được. Nếu bạn là người mới thì các bạn hãy nhả hết các lỗ bấm là thổi vừa phải nếu nó kêu thì cây bầu đó lên được Re2 !
Chúc các bạn thành công !


Friday, September 1, 2017

Top 3 phương pháp giúp bạn có luồng hơi dài khi chơi sáo !

Tại sao cần phải có một luồng hơi dài khi thổi sáo ?

Xin chào tất cả các bạn đã lâu rồi mình cũng chưa làm các bài viết chia sẻ về cách làm thế nào để có một luồng hơi dài và khỏe để thổi sáo thì bài viết này mình sẽ cung cấp cho các bạn Top 3 phương pháp giúp các bạn có luồng hơi dài mà mình đang áp dụng cho chính bản thân mình.





Trả lời cho câu hỏi bên trên tại sao phải có một luồng hơi dài khi thổi sáo chắc bạn nào cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Một luồng hơi dài sẽ giúp các bạn thổi những bài sáo được khỏe khoắn và nó sẽ không bị ngắt nhịp, thiết hụt hơi khi thổi sáo làm bài sáo rất rời rạc và sẽ không được truyền cảm và ấn tượng cho người nghe dù kỹ thuật của bạn tốt đến đâu thì cũng không thể chơi tốt được các bài sáo.

Vậy là các bạn đã hiểu được làm sao phải có luồng hơi dài khi thổi sáo rồi phải không nào. Ở dưới đây mình sẽ xin chia sẻ cho các bạn top 3 phương pháp giúp bạn có luồng hơi dài khi thổi sáo, các bạn cùng xem tiếp nhé !

Top 3 phương pháp giúp luồng hơi khỏe trong sáo trúc :

        - Xông hơi : Đây là kỹ thuật đầu tiên mà mình muốn giới thiệu đến cho các bạn, để xem kỹ thuật này như nào thì các bạn có thể xem lại bài viết kỹ thuật xông hơi trong sáo trúc vì ở bài viết này mình cũng không muốn đi quá sâu vào những kỹ thuật riêng lẻ mà mình đã viết rất chi tiết ở bài viết trên các bạn có thể vào tham khảo.
        - Chơi các môn thể thao : Các bạn có thể chơi các môn thể thao như : Đá bòng, đánh cầu lông, bóng rổ, chạy bền nó sẽ giúp bạn rèn luyện luồng hơi và đặc biệt là sức khỏe nhá.
        - Tập các bài ở quãng cao : Thường thì rất ít người biết đến điều này, nhưng bản thân mình người cũng có một luồng hơi yếu đã thử đến phương pháp này thất rất hiệu quả, bạn tưởng tượng như bạn chỉ muốn nhảy qua xà ngang với mức xà 1m50 chẳng hạn nhưng mà bạn hãy đặt mục tiêu cao hơn đó là 1m60 thì khi bạn cố gần đến 1m60 rồi thì mức xà 1m50 bạn sẽ vượt qua nó một các dễ dàng. Một số bài điển hình cho phương pháp này như: Tiếng hát giữa rừng Pác Pó, Tình Đất, Về quê và các bạn chơi trên tone cao nhé.

Duy trì đều đặn phương pháp luyện tập :

Một điều rất quan trọng nữa đó chính là duy trì phương pháp luyện tập, thật sự mà nói những phương pháp mình nêu trên bắt buộc các bạn phải duy trì nó thì nó mới hiệu quả được.

Nhiều bạn nói sao em tập mấy phương pháp này không hiệu quả gì mình xin thưa các bạn, bạn có duy trì phương pháp này không hay là tập ngày một ngày hai rồi bỏ. Các bạn hãy tin mình vì mình đã trải qua cái khó khăn, vướng mắc của các bạn rồi nên mình biết được cảm giác của các bạn. Nếu bạn luôn duy trì phương pháp này trong vòng một tuần mình tin rằng luồng hơi của bạn sẽ cải thiện đánh kể.

Friday, August 25, 2017

Tại sao một bài hát lại có Tone Cao và Thấp cách chọn phù hợp nhất !

So sánh giữa Tone Cao và Tone Thấp trong sáo trúc :

Thật ra thì mình cũng không có trình độ chuyên môn cao lắm trong sự phân biệt này, nhưng mình sẽ rút ra theo ý hiểu của mình để làm sao cho các bạn có thể hình dung nắm được cái tổng quan nhất khi chơi trên tone cao và thấp.
Sự khác biệt giữa tone cao và tone thấp

Mình sẽ giải thích cụ thể như sau khi mà các bạn nghe các ca sĩ hát thì thường thấy có những ca sĩ có giọng rất cao và có những ca sĩ có giọng thấp nhưng khi họ hát một bài hát thì nó đều tạo nên được giai điệu bài hát, nếu bạn để ý kỹ thì các bạn sẽ thấy rằng tiếng của người giọng cao lúc nào cũng nghe rõ và nổi bật hơn của người giọng thấp. Vậy qua ví dụ trên là các bạn có thể phần nào hiểu được sự khác nhau rõ dệt về tone cao và thấp.
Để cho các bạn hiểu rõ hơn thì mình sẽ lấy ví dụ bài cảm âm Tây Vương Nữ Quốc nếu các bạn nào chưa biết nốt nhạc có thể click vào để xem. 
            - Tone thấp : Ở câu đầu tiên là "Do re fa sol la mi re do re" đây đều là những nốt ở quãng một trong sáo trúc thì tiếng nó sẽ trầm hơn và các bạn sẽ thấy độ to của nó sẽ không bằng chơi trên tone cao.
            - Tone cao : Trong câu đầu tiên "Sol la do2 re2 mi2 si la sol la" khi các bạn thổi bằng tone này các bạn sẽ cảm nhận được nó sẽ có độ to và vang hơn khi thổi.
Đó chính là sự khác nhau giữa tone thấp và cao rất đơn giản mà chúng ta ai cũng có thể thấy được chỉ qua 2 ví dụ cơ bản.

Nhận biết giữa tone thấp và tone cao :

Để nhận biết được hai tone này thì nó cũng khá dễ dàng để chúng ta có thể nhận ra được các bạn chỉ cần để ý cho mình những nốt đầu tiên khi các bạn thổi lên giữa hai tone nếu các bạn cảm thấy tone nào mà các bạn cảm thấy cần phải thổi mạnh và cao hơn thì đó chính là tone cao và ngược lại tone nào các bạn nó cảm thấy trầm hơn tone kia thì nó sẽ ở tone thấp.

Vậy thổi tone thấp và tone cao thì tone nào hay hơn :

Về vấn đề này thì mình thấy cũng ai chưa đề cập tới nhưng cũng không có sự quy định chung cho bài nào thổi tone thấp và bài nào thổi tone cao cái này cũng tùy thuộc vào theo sở thích của từng người .
Sự khác biệt giữa tone cao và tone thấp

Nhưng trải qua rất nhiều năm chơi sáo thì mình rút ra đặc điểm này là thường thì những bài nhẹ nhàng tình cảm thì người ta sẽ chơi trên dòng tone thấp và bài nào mà nhịp điệu nhanh, vui nhộn thì thường người ta sẽ chơi trên tone cao.

Loại tone nào phù hợp với người mới tập sáo trúc :

Các bạn mới chơi sáo nhiều khi cảm thấy hơi bối rối phải không nào mỗi khi lên mạng Search nó ra hai tone thì lúc đó không biết chọn tone nào phù hợp cho mình phải không nào.
Sự khác biệt giữa tone cao và tone thấp

Nhưng mình sẽ đưa ra lời khuyên cho các bạn như sau đối với những người mới chơi thì mình khuyên các bạn nên chơi trên tone thấp. Vì sao ? lúc mới thổi thì luồng hơi của bạn sẽ không được khỏe như người chơi sáo lâu.
Vậy để làm sao được hơi khỏe dài thì các bạn có thể tham khảo bài viết xông hơi trong sáo trúc để các bạn có thể biết được cách luyện tập để có một luồng hơi dài và khỏe khi chơi sáo trúc. Và lời cuối cùng chúc các bạn thành công !

Thursday, August 24, 2017

Lộ trình học sáo trúc cho người mới bắt đầu !

Những vấn đề quan trọng đầu tiên khi học thổi sáo :

Có lẽ khi đến bài viết này tôi chắc rằng bạn chính là một người yêu sáo trúc và sự yêu thích đó đã đưa bạn tới http://www.hocsaotruc.com/  của  chúng tôi. Và mong muốn của tôi đó chính là giúp các bạn làm sao để có thể giúp bạn được những cái nhìn tổng quan về các lộ trình học sáo trúc.
Học sáo trúc cơ bản

Lúc tôi mới học sáo trúc thì tôi cúng rất muốn tìm những bài viết như này để trình độ của tôi có thể cải thiện một cách nhanh chóng nhưng lúc đó tôi tìm kiếm khắp nơi, khắp các trang Web trên mạng nhưng tôi thấy trình thổi sáo của mình không cải thiện gì cả nó càng ngày đi theo một hướng sai lệch và dần dần dẫn đến tôi chán nản khi thổi sáo và tôi không muốn các bạn như tôi mắc phải sai lầm lớn này.
Học sáo trúc cơ bản

Vậy trước khi học thổi sáo thì các bạn hãy suy nghĩ cho tôi "Mình có yêu thích, đam mê bộ môn sáo trúc hay không ?" khi bạn trả lời được câu hỏi này thì mình xin chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua được câu hỏi mà rất nhiều người khác không trả lời được.
Các bạn hãy giữ cho mình cái động lực nó chính là một niềm thôi thúc giúp bạn có thể vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại khi thổi sáo. Bạn có khát khao một ngày thổi được một bài hát mình yêu thích không hay cao hơn đó chính là đi biểu diễn tại các điểm Cafe hay Offline nào đó không. Niềm đam mê nó chính là một trong những yếu tố quyết định đến thành công và điều đầu tiên tôi muốn nói với các bạn rằng hãy luôn giữ vững niềm đam mê của mình.

Các kỹ thuật cơ bản và theo trình tự cho người mới bắt đầu :

Đây có lẽ là một khắc mắc của rất nhiều người khi mới học thổi sáo, trong sáo trúc có rất nhiều các kỹ thuật và họ không biết nên bắt đầu kỹ thuật nào trước và kỹ thuật nào sau. Có người lại học rung hơi trước rồi lại láy rền sau và nó không theo trình tự nó sẽ khiến bạn rất khó bắt nhịp được trong sáo trúc dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn lộ trình các kỹ thuật cho người mới học :
       - Đánh lưỡi đơn : Đây là một kỹ thuật rất căn bản mà ai cũng phải nắm được khi chơi sáo, nắm được kỹ thuật này nó sẽ giúp bạn một tiếng sáo khỏe ngắt nhịp rõ ràng và lên quãng trong sáo sẽ dễ hơn rất nhiều. Mình đã tổng hợp được các bài sáo dễ thổi khi tập lưỡi đơn các bạn có thể tham khảo.
       - Láy rền : Một kỹ thuật cũng không thể thiếu và hầu như bài sáo nào cũng sẽ áp dụng kỹ thuật này. Các bạn có thể tham khảo tại đây.
       - Vuốt ngón : Kỹ thuật vuốt ngón sẽ giúp tiếng sáo của chúng ta mềm mại và mượt mà hơn và kỹ thuật vuốt ngón thường xuyên áp dụng cho các bản nhạc trữ tình và dân ca. Các bạn có thể xem kỹ thuật này tại đây.
Học sáo trúc cơ bản

Mình đã nêu 3 kỹ thuật ở bên trên và đó là những kỹ thuật mà bất cứ người chơi sáo nào cũng phải nắm được khi chơi sáo trúc. Và mình cũng chắc rằng nếu các bạn nắm chắc được cho mình những kỹ thuật này thì mọi bài sáo của bạn chơi sẽ tốt.
Chúc các bạn thành công !

Friday, August 4, 2017

Thổi sáo không kêu ? Làm sao để thổi sáo ra tiếng cho người mới học sáo trúc !

Tại sao bạn không thể thổi kêu sáo trúc :

Như các bạn đã biết thì sáo trúc là một bộ môn dùng đến hơi và lưỡi, không giống như đàn guitar, trống, kèn thì chúng ta mới bắt đầu tập là chúng ta đã có thể thổi hay là đánh kêu nó rồi.
Nhiều bạn hỏi mình rằng anh ơi sao em tập sáo trúc mà nó thổi mãi không kêu vậy ? Bạn ơi sao mình không thể thổi kêu cây sáo ? Thực ra thì khi chúng ta mới làm quen với cây sáo trúc thì việc thổi sáo không kêu là một vấn đề rất phổ biến khi học sáo. Nhiều người mới tập bảo rằng anh ơi tập sáo khó hay dễ vậy anh ? Để xem kỹ hơn về học sáo trúc khó hay dễ thì các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này.
Thổi sáo kêu

Vấn đề chính hôm nay mà tôi muốn nói với các bạn đó chính là việc mà chúng ta không thổi kêu được cây sáo trúc. Cái này thì cũng một phần là do năng khiếu của mỗi người có người thì cầm cây sáo thổi và phát ra âm thanh luôn nhưng cũng có những người thì thổi mãi không thể phát ra tiếng và phát ra tiếng kêu xì xì. Và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chúng ta chán nản khi học sáo trúc, vậy làm sao để thổi kêu được sáo.

Hướng dẫn chi tiết cách để thổi được kêu sáo :

Đối với những bạn mà có người chỉ dạy thì chắc sẽ dễ hơn rất nhiều so với những bạn tự học qua hình thức online và đọc tài liệu nhưng không sao cả, bạn đã bước chân vào trang hocsaotruc thì mọi điều sẽ trở nên đơn giản.
Khi bạn thổi sáo không thể kêu được nó cũng có rất nhiều nguyên nhân mình sẽ nêu ra một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:
               - Do hơi của bạn quá mạnh hoặc quá yếu: Nó sẽ làm tiếng sáo không thể kêu. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này. Đối với những bạn mắc phải lỗi này thì các bạn nên cho hơi ra vừa không mạnh và không nhẹ chỉ đủ làm cây sáo kêu.
               - Đặt môi sai cách : Đây có lẽ là một nguyên nhân phổ biến nhiều người mắc phải nhất đó chính là không biết các đặt môi. Vậy đặt môi như thế nào cho đúng bạn hãy xem hình ảnh dưới đây :
Đặt môi trong sáo trúc
Đặt môi trong sáo trúc
Đó chính là hai nguyên nhân mà mình thấy người mới chơi sáo hay mắc phải nhất ! Ngoài ra nếu bạn đọc bài viết này vẫn chưa hiểu rõ thì các bạn có thể tham khảo thêm Video này của anh Bùi Công Thơm :
https://www.youtube.com/watch?v=7fi0Su5dRrc
Chúc các bạn thành công !

Hướng dẫn kiểm tra vị trí đơn hàng khi đặt sáo trúc Online !

Chia sẻ cách kiểm tra vị trí đơn hàng khi đặt sáo trúc online :

Vào những năm trở lại đây thì dịch vụ đặt hàng online đã trở nên rất phổ biến đối với những người mua hàng online qua mạng, qua mạng xã hội hay trên các trang web như: Facebook, Lazada, chợ tốt nó đã trở nên rất phổ biến và đang phát triển rất mạnh mẽ.
Đặt hàng online sáo trúc

Đối với đặt hàng online thì nó cũng sẽ có những ưu nhược điểm các bạn không phải đi đến tận nơi để mua hàng mà các bạn sẽ chỉ cần thao tác bằng vài cú click chuột là có thể đặt được đơn hàng mà mình yêu thích có thể nói rất thuận tiện cho những bạn ở xa.
Nhưng nó cũng có rất nhiều những hạn chế tiêu cực đặc biệt nhất vẫn là mối lo ngại về chất lượng sản phẩm. Ở bài này mình sẽ không nói rõ về vấn đề này mình sẽ đề cập đến những ưu nhược điểm khi đặt hàng online ở bài viết sau.

Cách kiểm tra vị trí đơn hàng :

Kiểm tra đơn hàng cũng không có gì là khó khăn cả các bạn chỉ cần thao tác bài bước mình đề cập ở dưới đây là các bạn đã có thể kiểm tra được vị trí và lịch sử đơn hàng vận chuyển của mình rồi các bạn làm như sau:
       Bước 1 : Các bạn truy cập vào trang web : vnspot.vn.
       Bước 2 : Nhấn vào Tra Cứu Định Vị rồi các bạn sẽ nhập cái mã đơn hàng của bạn. (Mã đơn hàng sẽ được ghi trong tờ giấy màu hồng mà nhân viên bưu điện đưa cho bạn sau khi bạn gửi hàng nó nằm ở bên trên cùng phía tay phải và nó sẽ có 13 ký tự).
Kiểm tra vị trí đặt hàng bưu điện
Nhập mã bưu điện vào ô trống trên
 Bước 3 : Bạn sẽ nhấn vào Icon Search trên màn hình để hệ thống tải dữ liệu của bạn.
 Bước 4 : Nhập capcha giống trên hình:
Xác nhận mã hệ thống

Sau khi hoàn thành các bước bạn sẽ thấy lịch sử vận chuyển đơn hàng của các bạn :

Kiểm tra vị trí đặt hàng bưu điện
Thông tin đơn hàng của bạn

Chúc các bạn thành công ! 

Monday, July 24, 2017

Top 5 bài sáo dành cho người tập đánh lưỡi đơn hiệu quả nhất !

Chia sẻ những bài sáo dành cho những người tập đánh lưỡi đơn :

Như các bạn đã biết thì lưỡi đơn là một kỹ thuật rất quan trọng và cơ bản trong sáo trúc. Đánh lưỡi đơn giúp các nốt sáo trở nên sắc nét và để áp dụng vào những bài vui nhộn.  Ngoài ra các bạn có thể xem các kỹ thuật cơ bản khác tại đây!
Đánh lưỡi đơn cho sáo trúc

Để tập luyện tốt kỹ thuật này thì sau đây mình xin chia sẻ cho các bạn những bài sáo giúp bạn tập đánh lưỡi đơn hiệu quả nhất :      
         - Top 1 : Bài Inh lả ơi một bài rất quen thuộc với các bạn. Và bài này mình rất cả dân chuyên nghiệp và nghiệp dư đều khởi đầu bằng bài này. Xem cảm âm tại đây !
         -Top 2 :Trống cơm : Đây có thể nói là một bài sáo điển hình cho tập đánh lưỡi đơn của những người chơi sáo trúc. Bởi trống cơm là một bài hát rất quen thuộc và có giai điệu rất vui nhộn. Lúc mới đầu tập sáo mình cũng tập bài hát này và thấy trình thổi sáo tiến bộ rất nhanh. Để xem cảm âm bạn click vào đây.
        - Top 3 : Chú ếch con : Đây là một bài hát thứ hai mà mình muốn giới thiệu cho các bạn. Chú ếch con cũng là một bài hát mà chúng ta có thể luyện tập lưỡi đơn rất hiệu quả, ngoài ra bài này còn dùng để tập lưỡi kép nữa. Các bạn có thể tham khảo tại đây!
        - Top 4 : Nâng cao hơn một chút đó chính là bài hát Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo các bạn nên tham khảo bài này, còn với mình thì mình khuyên các bạn nên tập chắc hai bài kia trước đã. Xem tại đây !
       - Top 5 :  Nâng cao hơn chút nữa đó là bài Tây Du Kí đối với bài này thì các bạn cần phải chạy ngón tốt. Mình khuyến khích các bạn nên tập bài này. Xem cảm âm tại đây !

Thời gian tập luyện hiệu quả :

Tập đánh lưỡi đơn trong sáo trúc

Để luyện tập kĩ thuật này thì các bạn cần đọc rõ cho mình chữ TU TU TU TU từ chậm đến nhanh không nên vội vàng. Nhiều bạn tập đánh mà loạn nhịp lên dẫn đến chán nản, về thời gian thì các bạn hãy luyện tập kĩ thuật này trong 15 phút mỗi ngày trước khi thổi sáo. Kỹ thuật này nó còn rèn cho tiếng sáo của bạn sẽ sắc nét hơn và lên quãng dễ hơn.

Chúc các bạn thành công !

Friday, July 21, 2017

Tổng hợp các kỹ thuật cơ bản mà người chơi sáo trúc cần biết !

Nếu bạn là người chơi sáo trúc thì hãy nắm vững các kỹ thuật cơ bản này :

Sau đây thì mình xin giới thiệu cho các bạn các kỹ thuật cơ bản mà chúng ta cần phải nắm được trong sáo trúc, bởi vì khi bạn nắm vững được những kỹ thuật này thì con đường chơi sáo của bạn sẽ tiến lên rất nhanh.
Kỹ thuật cơ bản trong sáo trúc

Nó cũng như khi bạn xây một ngôi nhà vậy khi bạn có một cái nền thật vững chắc ngôi nhà của bạn cũng sẽ vững chắc, bạn hiểu ý của tôi nói chứ. Học cái gì cũng vậy thôi các bạn nên nắm chắc những kiến thức căn bản thì kiến thức nâng cao sau này thì bạn sẽ vượt qua một cách rất dễ dàng.
Tổng hợp 5 kỹ thuật cơ bản mà người chơi sáo cần phải nắm vững :
Kỹ thuật đánh lưỡi : Đánh lưỡi được coi là một kỹ thuật quan trọng nhất trong sáo trúc, nó sẽ giúp cho các nốt bạn thổi được rõ nét, và lên các quãng dễ dàng hơn. Mình sẽ tóm tắt qua về kỹ thuật này, thường thì các bạn hay nhầm về đánh lưỡiđánh lưỡi đơn. Hai kỹ thuật này khác nhau nhé, nhưng mà mình thấy trên mạng ít người dạy cái này bạn coi đánh lưỡi nó chỉ bằng 1/2 của đánh lưỡi đơn. Ví dụ bạn đọc từ Tu thì bạn chỉ đánh 1 nửa chữa Tu thôi coi như đánh vào đầu lưỡi. Ở bài viết này mình sẽ không nêu chi tiết còn bạn nào muốn hiểu rõ thêm thì có thể xem tại đây.
Kỹ thuật đánh lưỡi đơn : Đây cũng là một kỹ thuật rất quan trọng và mình nghĩ kỹ thuật này thì cũng không khó khăn lắm với các bạn. Bạn tưởng tượng đọc chứ TU TU TU TU rồi đặt sáo vào môi và đọc TU TU TU TU lúc đầu mới tập nó sẽ ra nhiều nước bọt nhưng một thời gian sau bạn sẽ tự khắc chỉnh sửa được môi của mình và nó sẽ không ra được nước bọt nữa các bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Kỹ thuật láy rền : Láy rền là một kỹ thuật làm cho câu sáo trở nên hay hơn, biến tấu điệu nhạc, láy rền hầu như áp dụng vào tất cả các bài sáo nên kỹ thuật này các bạn phải nắm cho thật chắc. 
Láy rền nó sẽ chia làm 2 loại thương thì ở trên các trang cá nhân chia sẻ hay là mạng xã hội người ta chỉ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật láy rền không đập ngón(Cái này mình thấy rất ít khi áp dụng) còn kỹ thuật mình muốn giới thiệu với các bạn láy rền đập ngón sau (Mình không biết gọi như nào nhưng ở đây mình gọi theo đúng tính chất của nó) láy rền thì người ta hay láy ở nốt RÊ MI và LA XI mình thấy ở RÊ MI là hay sử dụng nhất. Láy rền đập ngón thì nó chỉ thêm một động tác so với láy rền thông thường là các bạn đập vào ngón đằng sau của nốt láy rồi hạ từ từ suống (Ví dụ như khi láy nốt rê xong bạn đập vào ngón đồ rồi hạ từ từ xuống). Để xem kỹ thuật này thì bạn có thể tham khảo mấy video trên Youtube như Bèo dạt mây trôi của bùi công thơm các bạn để ý kỹ ngón tay anh Thơm nhé ! Trong bài này anh đấy sử dụng rất nhiều ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viêt này.
Kỹ thuật rung hơi : Đây là một kỹ thuật sẽ giúp bài sáo sẽ trở nên mượt mà hơn nói nôm na dễ hiểu như các bạn xem các ca sỹ khi người tha hát những câu dài và người ta sẽ làm rung rung rung rung đó ở trong sáo thì người ta sẽ gọi đó là rung hơi. Vậy để thực hiện được kỹ thuật này thì chúng ta phải thực hiện như thế nào. Ở kỹ thuật này các bạn sẽ đọc cho mình chữ phù phù xen kẽ một lần mạnh một lần nhẹ. Rồi các bạn sẽ tập từ chậm đến nhanh dần (Lưu ý : Không được đánh lưỡi nhé !). Để xem chi tiết thì các bạn Click vào đây !
Kỹ thuật vuốt ngón : Cũng là một kỹ thuật quan trọng được áp dụng vào những bản nhạc trữ tình hay là dân ca quan họ Bắc Ninh để thực hiện được kỹ thuật này thì các bạn sẽ làm cho mình như sau : Ví dụ bạn thổi từ nốt RÊ lên nốt Mi Bạn sẽ miết từ từ nốt rê, bạn sẽ miết dần dần theo chiều hướng tay ngón của bạn dần dần để lên nốt Mi. Các bạn có thể xem chi tiết tại đây !

Cách để tập luyện các kỹ thuật sáo trúc hiệu quả :

-Để cần tập luyện các kỹ thuật này hiểu quả thì các cần phải chăm chỉ luyện tập kết hợp với tham khảo các video trên mạng nó sẽ khả quan hơn khi chúng ta đọc tài liệu. Bản thân mình hồi trước cũng vậy mình hay đọc các tài liệu và kết hợp các video trên mạng và xem các nghệ sĩ chơi sáo hay thổi.
Kỹ thuật cơ bản trong sáo trúc

- Tích cực tham gia các buổi offline nó sẽ giúp bạn cải thiện tiếng sáo của mình rất nhanh, vì khi đi offiline bạn sẽ được nghe người khác chia sẻ kinh nghiệm hay chỉnh sửa các kỹ thuật cho bạn. Đừng ngồi nhà suốt ngày ôm cái máy tính hay smart phone nhé !
-Không nên luyện tập quá vội vàng, các bạn hãy luyện tập từng kỹ thuật một thật chắc thì mình sẽ tin chắc rằng các kỹ thuật sau nó sẽ không làm khó bạn được đâu. 
Vậy nhé chúc các bạn thành công !

Monday, July 17, 2017

Top 10 cảm âm sáo trúc dễ thổi, hay, ý nghĩa cho người mới bắt đầu !

1. Tại sao người mới tập phải nên tập những bài sáo dễ thổi :

Đây là một câu hỏi của chung của rất nhiều người khi tập sáo trúc, thường thì các bạn thấy bài nào hay rồi học thổi bài đó chứ vẫn chưa phân biệt được bài nào khó hay là dễ để chọn được một bài sáo phù hợp được với khả năng của mình.

Top 10 cảm âm dễ thổi cho sáo trúc
Vậy điều đó có tốt không thật ra thì bản thân mình là người cũng giống các bạn cũng chưa có ai định hướng cho mình cả, ở thời điểm đó thì tôi rất muốn có một bài viết như thế này để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi của mình.  Mình sẽ nêu ra những ưu điểmnhược điểm của những người thổi với những bài vừa sức của mình và những người thường tập với những bài khó tôi sẽ giải thích bằng bài viết này, các bạn có thể xem tại đây.

2. Làm sao có thể phân biệt được một bài sáo dễ thổi và một bài sáo khó thổi :

Đối với những người chơi sáo được một khoảng thời gian khá lâu rồi thì việc này rất đơn giản khi nghe một bài sáo xong thì họ hoàn toàn có thể biết được bài này khó hay dễ.
Cảm âm dễ thổi cho sáo trúc

Vậy còn đối với người mới bắt đầu thì làm sao chúng ta có thể biết được. Sau đây tôi xin trình bày những đặc điểm nhận biết đơn giản mà tôi tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy :
          +)Thứ nhất : Một đặc điểm nhận biết quan trọng nhất đó chính là giai điệu của bài hát đó vấn đề mà tôi cần bạn nắm vững ở đây đó là gì? Đó chính là tiết tấu nhanh hay chậm của một bài hát. Các bạn hãy để ý những bài sáo khó thổi thường có tiết tấu nhanh và ngược lại những bài hát có tiết tấu chậm thì rất dễ thổi những bạn mới tập tôi khuyên các bạn nên tập những bài hát có tiết tấu chậm. Khi bạn thổi những bài hát phù hợp với khả năng của mình thì các bạn sẽ có thời gian rèn lại được những kỹ thuật đã học và đó chính là nền tảng để cho các bạn chinh phục tiếp các kỹ thuật sau này.
         +) Thứ hai : Đó chính là các ca khúc thiếu nhi, mình thấy đa số các ca khúc thiếu nhi thường rất dễ thổi và tôi khuyên các bạn nên tập những ca khúc này vì các bạn đã thuộc làu những giai điệu của nó giúp bạn có thể hình dung được các nốt nhạc của nó.

3. Những bài hát dễ thổi trong sáo trúc cho người mới bắt đầu :

                                 - Top 1: Happy Birth Day : Đây là một bài hát khá hay và ý nghĩa chúng ta có thể dành bài hát ý nghĩa này chúc mừng sinh nhật bạn bè, và người thân trong gia đình. Click vào đây để xem cảm âm.
                                 - Top 2  : Cháu lên ba : Một bài hát thiếu nhi rất hay và ai trong chúng ta chắc hẳn đều thuộc giai điệu. Xem cảm âm tại đây.
                                 - Top 3   : Ánh trăng nói hộ lòng tôi : Một bài hát Trung Hoa rất lãng mạn với giai điệu rất tuyệt vời. Mình nghĩ bài này các bạn nên nghe thử và tập luyện, về cá nhân mình, mình rất thích bài này. Các bạn có thể xem cảm âm tại đây.
                                 - Top 4  :  Tình nữ nhi ( Tây Vương Nữ Quốc): Chắc hẳn mỗi người chơi sáo đều biết đến bài hát này, một bài hát rất lãn mạn và nhẹ nhàng của nhạc Trung Hoa. Xem cảm âm.
                                 - Top 5 : Xòe hoa : Một bài hát thuộc trong chương trình tiểu học rất hay-> Các bạn có thể xem tại đây.
                                 - Top 6  : Đàn gà trong sân -> Các bạn xem cảm âm tại đây.
                                 - Top 7  : Chúc bé ngủ ngon -> Một bài hát quen thuộc vào 9h tối mỗi ngày. Xem cảm âm tại đây.
                                 - Top 8  : Chú voi con ở bản đôn -> Một bài hất thiếu nhi rất vui nhộn, các bạn có thể xem cảm âm tại đây.
                                 - Top 9 :  Gặp mẹ trong mơ -> Bài hát ý nghĩa dành tặng cho người mẹ. Xem cảm âm.
                                - Top 10 : A Time For Us -> Xem cảm âm.

Chúc các bạn thành công và luôn cháy hết mình với niềm đam mê !
          

Sunday, June 25, 2017

Làm sao để có thể thổi khớp beat, tone nhạc trong sáo trúc ?

1. Tại sao những người mới thổi sáo hay thổi sáo cũng được một thời gian vẫn bị lệch beat, tone nhạc? 

Ở trong bài viết này tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu được nguyên nhân khiến rất nhiều bạn thổi sáo bị lệch beat, tone nhạc. Có lẽ đây là một câu hỏi của rất nhiều người chơi sáo trúc có phải bạn đang là một trong những người này, điều đầu tiên tôi xin chúc mừng bạn bạn đã tìm thấy được câu trả lời cho mình trong bài viết này.

Vậy chủ đề ngày hôm nay tôi sẽ phân tích, giải thích cho bạn nguyên nhân khiến bạn thổi Lệch tone sáo có nghĩa là chọn sáo không chuẩn với beat của bài hát và thứ hai đó là bị chậm hay nhanh hơn beat.

2. Vấn đề thứ nhất tại sao bạn thổi sáo lệch Tone của beat nhạc :

Hầu như những người mới chơi sáo đề gặp phải vấn đề này, họ vẫn chưa phân biệt được các tone hợp với beat bài hát. Cách họ thường làm là lên mạng rồi gõ từ khóa "Beat + Tên bài hát". Đó là những người mới chơi và cách để họ kiếm beat.
Còn đối với những người đã chơi sáo được một thời gian họ đã biết đến tone ví dụ Đô hay Sol, La thì họ sẽ search với từ khóa "Beat + Tên bài hát + Tone Sáo " bạn thuộc nhóm người nào ? ( Đối với cách này cũng rất hiệu quả vì đa số những người Up beat đều ghi Tone của beat nhạc). Nhưng có một số nguồn không chuẩn họ làm chỉ vì lợi nhuận và thậm trí họ không biết gì về sáo nhưng họ vẫn làm vì mục đích khác.
Vậy hôm nay tôi muốn chia sẻ cho các bạn làm thế nào để chúng ta có thể phân biệt được beat hợp với sáo mình đang dùng hay không. Các bạn hãy dùng đôi tai các bạn ạ, những người có đôi tai nghe tốt thường là những người chơi sáo hay là một môn bất kì nào đó về nhạc âm cũng rất tốt. Hai âm thanh không cùng 1 tone khi nó phát ra sẽ hoàn toàn khác nhau các bạn ạ. Các bạn hãy để ý kỹ tiếng sáo mình phát ra và tiếng Beat nó sẽ không hoàn toàn khó để các bạn có thể xác định được tone có hợp hay không.

3. Vấn đề thứ hai về việc thổi nhanh hay chậm beat nhạc : 

Mình thấy có rất nhiều clip khi thổi các bạn thường không giữ được nhịp của beat nhạc vì dễ hiểu thôi vì chúng ta là những người nghiệp dư, chúng ta không thông hiểu về sheet nên đó cũng là một chuyện rất bình thường !
Nhưng mình muốn giúp các bạn có thể làm như nào tối ưu nhất nó sẽ có độ chuẩn xác lên 90% khi các bạn làm theo phương pháp này ! Các bạn hãy tìm bài hát mà bạn muốn thổi hãy nghe đi nghẹ lại nhiều lần khi nào thuộc giai điệu thì thôi. Lúc đó nó sẽ rèn cho đôi tai của bạn về sự cảm nhận và dần dần nó sẽ hình thành nên một thói quen nhất định và lúc đó bạn sẽ không bao giờ thổi lệch beat nữa !
Chúc các bạn thành công !