Showing posts with label Học sáo trúc cơ bản. Show all posts
Showing posts with label Học sáo trúc cơ bản. Show all posts

Wednesday, May 1, 2019

Chia sẻ bài viết cách cầm sáo từ Playnhaccu.com

Đây là một bài viết chia sẻ về các cầm sáo như nào cho chuẩn và kèm theo Video hướng dẫn để các bạn có thể dễ đàng hơn trong việc theo dõi và quan sát nhé !

Có cần phải cầm sáo chuẩn không, tại sao cần phải cầm sáo chuẩn ? 

Tất nhiên là các bạn cần phải cầm chuẩn rồi, mặc dù bạn đang ở trình độ mới bắt đầu cho đến bạn đang chơi ở mức độ chơi sáo ở mức tốt rồi, đây là một trong những điều rất cơ bản của người mới tập sáo và thường thì các bạn để ý những người nào chơi sáo tốt thì 90% họ cầm sáo chuẩn, mình vẫn phải nhắc lại các bạn nên cầm sáo chuẩn, một số người có ý kiến đi ngược lại như "Tôi không cầm sáo chuẩn mà tôi vẫn thổi được, hay thổi hay nè ..." đấy là họ chỉ cố bào chữa cho cái sai của họ thôi.

Cầm sáo chuẩn sẽ giúp cho các bạn có thể vận dụng tốt nhất để thực hiện một số các kỹ thuật như : Láy rền, vuốt ngón và chạy ngón..... thường thì nếu các bạn cầm sáo chuẩn rồi thì các bạn sẽ bắt nhịp với các kỹ thuật này rất nhanh. Còn thực sự nếu các bạn cầm sai thì khi mà các bạn thực hiện các kỹ thuật mình vừa kể trên các bạn sẽ cảm thấy bị gượng tay và khó để thực hiện các kỹ thuật.

Cầm sáo chuẩn ngoài ra còn giúp các bạn có một tư thế thổi sáo đẹp và chuyên nghiệp, nhiều người có tư thế cầm sáo không đẹp lắm và đa số là các bạn thường cầm sáo sai cách, nếu các bạn cầm sáo đúng cách thì nó sẽ gọn hơn rất nhiều so với các bạn cầm không đúng cách.

Và với tất cả các lý do trên thì các bạn có thể thấy được làm sao chúng ta phải cầm sáo chuẩn rồi phải không nào. Và cách thực hiện như nào thì các bạn có thể tham khảo ở Video bên dưới vì để hướng dẫn thế cầm này các bạn theo dõi qua hình ảnh rất khó để các bạn hiểu các bạn để ý kỹ cách mình cầm trong Video nhé, các bạn có thể chụp màn hình vào và so với tư thế tay cầm của bạn rồi so sánh thử xem mình cầm đã đúng chưa nhé !

Video chia sẻ cách cầm sáo chuẩn : 


Ở trong Video mình đang cầm trên tay cây C5(sáo Đô) 10 lỗ, vì là 10 lỗ nên nó sẽ chính xác 100% vị trí bấm nhé, nếu các bạn là người mới tập khoảng < 1 tháng, hoặc bạn là người mới bắt đầu thì bạn nên sử dụng sáo 6 lỗ nhé, còn nếu bạn nào tập > 1 tháng rồi thì có thể sử dụng sáo 10 lỗ tập được rồi, mình thấy nhiều bạn cứ đánh giá cao sáo 10 lỗ là phải mấy ông đẳng cấp rồi thổi chuyên nghiệp mới cầm được, nhưng đó là hoàn toàn sai các bạn à. Các bạn nếu chơi > 1 tháng các bạn cứ cầm sáo 10 lỗ cho mình các bạn chỉ cầm trong tầm 1 tuần là các bạn quen với sáo 10 lỗ thôi và nếu bạn nào chăm chỉ tập thì mình nghĩ chỉ trong tầm 3-4 ngày là các bạn hoàn toàn có thể cầm ngon lành cành đào rồi nhé.

Một số lời khuyên khi cầm sáo : 

Vì là kỹ thuật cơ bản nên các bạn phải để ý kỹ tỷ mỷ nhé, vì cái này nếu bạn sai ngay từ đầu nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các kỹ thuật như mình kể ở trên đầu bài viết, và các bạn nên xem đi xem lại Video để xác định được vị trí chuẩn xác nhất nhé !

À có cái này nữa là khi các bạn là người mới tập thì nó sẽ rất là đau tay nên các bạn nên cầm tầm 2-3 phút rồi các bạn thả lỏng tay nhé,  thả lỏng như hồi trước các bạn tập thể dục mà thầy cô giáo cho vào bài khởi động ý.

Lời kết : Chúc các bạn thành công, và nếu các bạn thấy hay thì có thể Like và Share bài viết này đến nhiều người nhé !

Nguồn : http://playnhaccu.com/post/hoi-dap-chia-se/cam-nao-nhu-the-nao-cho-chuan-sao-truc-co-ban

Friday, September 14, 2018

Tại sao chúng ta nên tập Sheet nhạc thay vì học theo cảm âm ?

Sự khác biệt giữa người thổi theo Sheet nhạc và người thổi theo cảm âm :

Mình đoán rằng sẽ có rất nhiều bạn sẽ thắc mắc về vấn đề về nên thổi theo sheet nhạc hay theo cảm âm như ở tiêu đề bài viết. Thường thì mọi người nếu là người không chuyên sẽ bắt thổi thổi sáo theo cảm âm và mình nghĩ cái này sẽ cũng có hai mặt của nó.
Theo như mình hiểu thì khi mới đầu tập chơi sáo thì các bạn chơi cảm âm sẽ có hứng thú hơn so với sheet nhạc vì mới chơi tập sheet nhạc nó sẽ bị khô khan và dẫn đến nhiều bạn bỏ dở khi đang học sáo.
Với những người được đào tạo chuyên nghiệp như các bạn ở học viện thì các bạn ý sẽ tiếp túc với sheet nhạc luôn và học một cách bài bản hơn và chủ yếu là người ta sẽ giữ được nhịp trong một bài hát.

Người không biết gì về nốt nhạc thì làm sao có thể đọc được sheet nhạc ? 

Đây có lẽ cũng là phần thắc mắc của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về sheet nhạc vì thường thì mọi người không biết về các nốt trong một bản nhạc và chỉ nhìn thấy mấy cái móc móc nhìn cực là dối mắt :) ! Bản thân mình đầu tiên cũng vậy thôi nhìn thấy bản sheet nhạc là nghĩ rằng thôi xong rồi nhìn còn thấy dối mắt chứ còn đọc gì nữa !
Thật ra thì nó không khó như các bạn nghĩ đâu làm quen dần dần là các bạn có thể đọc được ngay ý mà ! Còn việc làm quen như thế nào thì mình sẽ chia sẻ cho các bạn ở một bài viết khác trong thời gian sớm nhất nhé ! Ở trong bài viết này thì mình sẽ không đi sâu vào cách để học sheet nhạc nhưng ngoài ra các bạn có thể lên Youtube xem Video của Minh Dương rất hay và bổ ích !

Vậy túm lại thì người mới tập chơi sáo thì nên chơi sáo theo cảm âm hay sheet nhạc ?

Đây là ý kiến của riêng mình thì mình nghĩ rằng các bạn mới chơi sáo hoặc chơi sáo được một thời gian ngắn sẽ rất thắc mắc nè ! Mình khuyên các bạn mới chơi các bạn cũng nên tập theo sheet nhạc vì tập theo sheet nhạc cơ bản những bài chỉ có nốt đơn và móc đơn ví dụ như bài : Inh lả ơi.... còn một số bài khác nữa mình cũng không nhớ tên. Để các bạn có thể làm quen dần với sheet nhạc. 
Dưới đây mình sẽ kể cho các bạn một số điểm rất hay khi các bạn tập theo sheet nhạc.

Những ưu điểm khi tập theo sheet nhạc cho sáo trúc :

Ở đây mình cũng nói chung cho tất cả các loại nhạc cụ nói chung luôn . Những ưu điểm khi chúng ta học sheet nhạc :
  1. Giúp chúng ta giữ nhịp tốt (Cái này là một lỗi cực kì nghiêm trọng với những bạn chơi sáo theo cảm âm)
  2. Kỹ thuật luyến láy rõ ràng (Ở trong sheet sẽ có những ký hiệu rất chi tiết đẻ các bạn có thể vuốt ngón hay láy rền)
  3. Đánh lưới (Trong sheet nhạc sẽ giúp bạn nhận biết được khi nào chúng ta nên đánh lưỡi vào các nốt) 
Đó là những điều mình muốn chia sẻ cho các bạn sau một thời gian mình học theo sheet nhạc và mình thấy Level lên khá nhanh ! Còn mình không nhận xét về thổi theo sheet nhạc hay hơn cảm âm hay gì gì nhé ! Đó là những điều mà mình cảm nhận được, nếu các bạn thấy bài viết này tuyệt vời thì hãy Like và Share cho mình nhé !

Monday, July 24, 2017

Top 5 bài sáo dành cho người tập đánh lưỡi đơn hiệu quả nhất !

Chia sẻ những bài sáo dành cho những người tập đánh lưỡi đơn :

Như các bạn đã biết thì lưỡi đơn là một kỹ thuật rất quan trọng và cơ bản trong sáo trúc. Đánh lưỡi đơn giúp các nốt sáo trở nên sắc nét và để áp dụng vào những bài vui nhộn.  Ngoài ra các bạn có thể xem các kỹ thuật cơ bản khác tại đây!
Đánh lưỡi đơn cho sáo trúc

Để tập luyện tốt kỹ thuật này thì sau đây mình xin chia sẻ cho các bạn những bài sáo giúp bạn tập đánh lưỡi đơn hiệu quả nhất :      
         - Top 1 : Bài Inh lả ơi một bài rất quen thuộc với các bạn. Và bài này mình rất cả dân chuyên nghiệp và nghiệp dư đều khởi đầu bằng bài này. Xem cảm âm tại đây !
         -Top 2 :Trống cơm : Đây có thể nói là một bài sáo điển hình cho tập đánh lưỡi đơn của những người chơi sáo trúc. Bởi trống cơm là một bài hát rất quen thuộc và có giai điệu rất vui nhộn. Lúc mới đầu tập sáo mình cũng tập bài hát này và thấy trình thổi sáo tiến bộ rất nhanh. Để xem cảm âm bạn click vào đây.
        - Top 3 : Chú ếch con : Đây là một bài hát thứ hai mà mình muốn giới thiệu cho các bạn. Chú ếch con cũng là một bài hát mà chúng ta có thể luyện tập lưỡi đơn rất hiệu quả, ngoài ra bài này còn dùng để tập lưỡi kép nữa. Các bạn có thể tham khảo tại đây!
        - Top 4 : Nâng cao hơn một chút đó chính là bài hát Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo các bạn nên tham khảo bài này, còn với mình thì mình khuyên các bạn nên tập chắc hai bài kia trước đã. Xem tại đây !
       - Top 5 :  Nâng cao hơn chút nữa đó là bài Tây Du Kí đối với bài này thì các bạn cần phải chạy ngón tốt. Mình khuyến khích các bạn nên tập bài này. Xem cảm âm tại đây !

Thời gian tập luyện hiệu quả :

Tập đánh lưỡi đơn trong sáo trúc

Để luyện tập kĩ thuật này thì các bạn cần đọc rõ cho mình chữ TU TU TU TU từ chậm đến nhanh không nên vội vàng. Nhiều bạn tập đánh mà loạn nhịp lên dẫn đến chán nản, về thời gian thì các bạn hãy luyện tập kĩ thuật này trong 15 phút mỗi ngày trước khi thổi sáo. Kỹ thuật này nó còn rèn cho tiếng sáo của bạn sẽ sắc nét hơn và lên quãng dễ hơn.

Chúc các bạn thành công !

Sunday, March 5, 2017

Học kĩ thuật xông hơi trong sáo trúc | Phương pháp xông hơi

1.Xông hơi trong sáo trúc là gì, tác dụng việc xông hơi ?

 Lời đầu tiên thì mình cũng xin được gửi lời chào đến các bạn đam mê sáo trúc , xông hơi là một kỹ thuật rất tuyệt vời trong sáo trúc, làm sao mà tôi lại nói nó rất tuyệt vời . Xông hơi giúp người chơi sáo sẽ có một luồng hơi khỏe khoắn giúp chúng ta thổi những bài nốt cao mà không sợ thiếu hụt hơi. Đây được đánh giá là một kỹ thuật căn bản trong sáo trúc nó giúp người chơi có thể điều hơi một cách chuẩn xác nhất giúp cho luồng hơi của mình ra vừa đủ không nhiều mà cũng không ít quá . Kỹ thuật xông hơi sáo trúc Kỹ thuật xông hơi sáo trúc 
Xông hơi giành cho sáo trúc
Xông hơi sáo trúc


2.Hướng dẫn luyện tập kỹ thuật xông hơi trong sáo trúc : 

 Nói về cách tập luyện thì chúng ta sẽ tập theo 2 cách nhưng cách thứ 2 sẽ hiệu quả hơn và hiệu quả như thế nào thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé :
 -Cách thứ nhất : Đó chính là chúng ta chỉ luyện mỗi hơi không và chúng ta có thể hiểu nôm na là chúng ta không cần phải dùng đến sáo trúc các bác cứ tưởng tượng như các bạn học hít thở , nhưng ở xông hơi nó có điểm khác là xông hơi trong sáo trúc thì các bạn sẽ hít 1 luồng hơi thật là nhiều rồi thổi hết 1 luồng hơi đó ra cứ như vậy như vậy luyện tập đều đặn hàng ngày (Cái này có ưu điểm là không cần sáo chúng ta có thể tập mọi lúc mọi nơi)
 - Cách thứ hai : Là chúng ta luyện tập kết hợp với sáo cách này theo mình đánh giá là rất hiệu quả vì sao? vì bạn vừa có thể luyện hơi vừa có thể luyện được 1 tiếng sáo trong . Và mình cũng ví dụ luôn khi bạn thổi nốt ĐÔ bạn hít sâu rồi thổi nốt ĐÔ cho đến khi hết một luồng hơi thì thôi. Mình nói như vậy chắc các bạn cũng hiểu ý mình chứ :).
 Như các bạn hãy để ý kĩ những người chuyên nghiệp chơi sáo đối với công việc luyện tập của họ thì lúc nào họ cũng phải xông hơi đầu tiên. Nên mình khuyên các bạn trước khi thổi sáo các bạn nên xông hơi trước . 3.Một số lưu ý khi tập phương pháp xông hơi: Ở kĩ thuật này thì chúng ta chỉ lưu ý mỗi là tư thế thổi sáo chúng ta phải ở tư thế thẳng người ( Nói chung kĩ thuật nào cũng vậy chúng ta sẽ luôn thẳng lưu nó sẽ giúp cho chúng ta một tư thể thôi thật tự tin nhất ) Theo mình đánh giá thì đây là một kỹ thuật phải nói là dễ nhất trong sáo rồi mà nó lại mang lại rất rất nhiều hiệu quả trong việc tập luyện Chúc các bạn thành công và luôn cháy hết mình với đam mê !

Hướng dẫn rung hơi trong sáo trúc -Học thổi sáo cơ bản

1.Rung hơi là kỹ thuật gì và làm sao chúng ta phải học kỹ thuật rung hơi: 

 Để trả lời cho câu hỏi này các bạn hãy thử suy nghĩ thử có khi nào mà bạn đặt ra câu hỏi là tại sao mình nghe một người thổi sáo chuyên nghiệp lại hay thế mà mình tập hoài mà vẫn không bắt trước được như họ .

 Kỹ thuật rung hơi trong sáo trúc Kỹ thuật rung hơi trong sáo trúc Chính xác họ đã áp dụng một số kỹ thuật luyến láy khiến bài nó trở thêm mềm mại và rất thu rút bởi cái mượt mà với người nghe. Hôm nay mình xin hướng dẫn cho các bạn một kỹ thuật rất quan trọng mà không thể thiếu trong các bài nhạc dân ca và nhạc trữ tình và hầu như nó áp dụng tất cả các bài trong sáo đó chính là kỹ thuật rung hơi.

 2.Tìm hiểu về kỹ thuật rung hơi: 

 Chắc hẳn khi mình chưa hướng dẫn về kỹ thuật này thì chắc hẳn một số bạn cũng đã có những khái niệm hình dung ra được là kỹ thuật này là như nào phải không. Mình cùng đi giải thích cùng các bạn nhé " Rung hơi" rung có nghĩa làm cho một cái gì đó nó chuyển động không đồng đều nó có dạng hình sin ( Hình sin như thế nào thì chắc bạn nào học qua toán rồi sẽ biết nhỉ :)).
 Kỹ thuật rung hơi trong sáo trúc Kỹ thuật rung hơi trong sáo trúc Còn rung hơi ở trong sáo nó nghĩa là gì ?
 Đúng vậy nó sẽ làm cho hơi của chúng ta như kiểu là lúc mạnh lúc nhẹ cứ sen kẽ như vậy nó sẽ tạo ra một luồng hơi mình có thể diễn tả như là làn sóng lúc dâng cao lúc lại hạ xuống ->Và như vậy người ta gọi nó là kỹ thuật rung hơi. Chúc các bạn luôn thành công với niềm đam mê của mình !

Học kỹ thuật láy rền trong sáo trúc | Học láy rền

Tìm hiểu về kỹ thuật láy rền trong sáo trúc: 

 Láy rền là một kỹ thuật khá phổ biến ở trong sáo trúc và nó cũng là một kỹ thuật khá là căn bản cho người mới tập sáo. Láy rền sẽ giúp ta thổi hay, đúng cái chất của bài đó và mình xin nhắc lại đây không phải là một kỹ thuật khó nhưng nó sẽ áp dụng rất rất nhiều trong sáo khi bạn chơi bất cứ một bài sáo nào. Láy rền trong sáo trúc Láy rền trong sáo trúc (Nguồn dizi Linh)

 2. Phương pháp luyện tập láy rền cho người mới tập:

 Thật ra kĩ thuật này nó rất là dễ như mình đã nói ở trên. Vậy láy rền là láy như thế nào ? Láy rền có nghĩa là chúng ta đập 2 ngón nhanh vào sáo cứ theo kiểu so le cứ ngón này lên thì ngón kia lại xuống trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tôi sẽ lấy ví dụ luôn để cho các bạn có thể hiểu cơ bản nhất về kỹ thuật này : Trong các bạn nhạc thì thường người ta có 4 nốt láy chính ( hầu như là chỉ có 4 nốt này) đó là cặp ở đây mình dùng từ cặp nhé vì nó liền kề nhau và thường đi đôi : đó chính là cặp RÊ MI Và SI LA -Và đây chính là những nốt người ta hay láy nhất : cụ thể là trong bài Tây Vương Nữ Quốc các bạn để ý câu ngay đầu tiên sol la mi re do re đấy ạ.
Láy rền trong sáo trúc

Bạn để ý kỹ sẽ thấy người ta láy nốt rê( láy đập vào MI RÊ liên tục) -Phương pháp luyện tập chính ở kỹ thuật này là gì: Như các bạn đã xem ở bài xông hơi trong sáo trúc thì sẽ có 2 phương pháp luyện tập: Cách thứ nhất: Là bạn luyện tập trên cây sáo và bạn sẽ tập đập nhanh và so le vào 2 nốt MI RÊ or XI La để cho ngón tay của chúng ta nó sẽ quen dần và nó sẽ không bị cứng tay . Cách thứ hai: Là bạn luyện tập khi không có sáo bạn vẫn có thể luyện tập được . Mình xin bật mí với các bạn khi mình tập kỹ thuật này vì mình là học sinh nên cây bút có thể nói là áp dụng vào tập rất hiệu quả các bạn cứ thử nhé ! Láy rền trong sáo trúc Láy rền trong sáo trúc ( Nguồn Mão Mèo

3.Luyện tập láy rền như nào cho hiệu quả ? 

 Một điểm đặc biệt quan trọng khi chơi sáo là học các kỹ thuật bạn phải nên học chắc chứ không nên học nhanh( mình luôn theo phương châm chậm mà chắc ) cái gì cũng vậy từ cơ bản mới nên được nâng cao. Mình khuyên các bạn nên luyện tập kỹ thuật này một cách chậm trước là như nào : Bạn tập phải như nào cho 2 ngón phải so le ví dụ : cứ ngón MI lên ngón Rê lại xuống. Cứ tập như vậy mình chắc rằng sẽ không quá 1 tuần các bạn có thể áp dụng kĩ thuật này một cách thành thạo Các bạn có thể xem video hương dẫn cụ thể của Mão Mèo nhé : Chúc các bạn thành công thấy hay thì nhớ chia sẻ nhé !

Kỹ thuật đánh lưỡi? Đánh lưỡi đơn trong sáo trúc

1.Giới thiệu khái quát về đánh lưỡi , đánh lưỡi đơn trong sáo trúc : 

 Đánh lưỡi là gì? Đánh lưỡi đơn là gì ? Bài viết này mình muốn chia sẻ về 2 kỹ thuật căn bản này trong sáo trúc cho những người mới tập sáo , khi nhắc đến kỹ thuật đánh lưỡi . Vậy kỹ thuật đánh lưỡi là gì ? Đánh lưỡi người ta chia làm rất nhiều loại như là : đánh lưỡi, đánh lưới đơn, đánh lưỡi kép .
Nhưng hôm nay thì mình chỉ chia sẻ về hai kỹ thuật : Đánh lưỡi và Đánh lưỡi đơn. Mục đích của 2 kỹ thuật này nó sẽ giúp các nốt của chúng ta sẽ được rõ nét hơn sẽ ít tốn hơi hơn và tiếng sáo của chúng ta nó sẽ chắc tiếng và không bị lên xịt quãng cao .

 2. Kỹ thuật đánh lưỡi đơn trong sáo trúc :

 Trước hết thì mình sẽ xin nói về kỹ thuật đánh lưỡi đơn còn vì sao thì đến kỹ thuật đánh lưỡi thì các bạn sẽ biết nhé ( Và mình xin chia sẻ cho các bạn đánh lưỡi nó khác với đánh lưỡi đơn nhé .
 Các bạn hãy lưu ý để phân biệt được rõ 2 kỹ thuật này ) Định nghĩa về đánh lưỡi đơn : Mình thấy có khá nhiều bài hướng dẫn về kỹ thuật này và mình xin được khái quát lại những gì mình đã hiểu được : Đầu tiên bạn đọc thử chữ TU TU TU TU TU đi các bạn có thấy là lưỡi của mình nó cứ đập ra đập vào không ạ.

Đó chính là đánh lưỡi đơn đó , khi áp dụng vào sáo các bạn cứ nhẩm nhẩm trong đầu là TU TU TU TU TU khi đánh vào sáo thì đó người ta được gọi là đánh lưỡi đơn. Còn bạn nào chưa hiểu thì lên youtobe xem bài chào em cô gái Lam Hồng sáo trúc nhé!

 3.Kỹ thuật đánh lưỡi : 

 Kỹ thuật đánh lưỡi là một kỹ thuật gần giống với kỹ thuật đánh lưỡi.
Nhưng đánh lưỡi nó khác là gì nó đánh không phô như đánh lưỡi đơn nó làm cho câu trở nên rõ nét hơn . Còn tập như nào thì các bạn có thể tham khảo : Chúc các bạn thành công và luôn cháy hết mình với đam mê

Cách tự học sáo trúc | Học thổi sáo 6,10 lỗ | Điểm khác nhau

1. Cách học sáo cho người mới : 

 -Mình xin chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm chơi sáo của mình , như các bạn đã biết thì học sáo là cả 1 quá trình chứ không phải là ngày một ngày hai , và bài viết này mình sẽ xin hướng dẫn chi tiết điểm khác nhau giữa sáo trúc 10 lỗ và sáo trúc 6 lỗ.
 - Kinh nghiệm khi học sáo : Qua một thời gian khá dài mình rút ra được kinh nghiệm rằng đọc thật nhiều tài liệu và xem thật nhiều các video hướng dẫn trên mạng thì các bạn sẽ nâng trình độ nên rất nhiều.

Học sáo trúc -Nên bắt đầu học sáo như thế nào : Rất đơn giản là bạn chỉ cần có 1 cây sáo tốt và việc tiếp theo là lên mạng tìm hiểu cái gì không hiểu thì có thể google ,hay youtobe. -Cách học : Mình khuyên các bạn hãy tham gia các câu lạc bộ sáo trúc vì họ sẽ trực tiếp chỉnh sửa cho bạn vì trong sáo thì sẽ mắc lỗi rất nhiều và càng đi theo một con đường sai thì việc sửa chữa là rất khó.

 2. Chia sẻ phương pháp học sáo trúc 10 lỗ , 6 lỗ: 

 Sáo trúc 10 lỗ hay 6 lỗ về những nốt thổi chính thi hoàn toàn giống nhau và điểm khác biệt thì mình sẽ nêu ra ở cuối bài. Và bây giờ mình xin đi vào hướng dẫn ở sáo người ta chia làm 2 quãng 8 rưỡi đó là như nào thì trong nhạc lý người ta quy định rằng cứ từ nốt đô 1 -> xi 1 là 1 quãng. Bắt đầu học sáo thì việc đầu tiên các bạn hãy thổi kêu sáo trước rồi sẽ bấm sang các nốt khác. Dưới đây là hình minh họa các nốt trong sáo:
 Học sáo trúc 10 lỗ , 6 lỗ cơ bản Và tiếp theo đó chính là kỹ thuật các kỹ thuật mình đã tổng hợp hết tại đây. Các bạn có thể theo dõi và biết mình nên học kỹ thuật nào trước.

 3. Điểm khác nhau giữa sáo trúc 10 lỗ và sáo 6 lỗ : 

 Cái điểm khác nhau lớn nhất mà ai cũng có thể thấy được rằng là sáo trúc 6 lỗ thì có 6 lỗ còn sáo 10 lỗ sẽ có 10 lỗ. Vậy tại sao lại có sáo 10 lỗ ? các bạn sẽ để ý có những bài hát có những nốt thăng giáng mà ở trong sáo trúc 6 lỗ thông thường thì bấm rất khó nên người ta đã làm ra sáo 10 lỗ để chúng ta có thể dễ bấm hơn ở các nốt thăng giáng . Bạn cần nắm vững những kiến thức này trước khi học thổi sáo cũng như đang học sáo trúc cơ bản .

Hướng dẫn lấy hơi trong sáo trúc cho người mới bắt đầu

 1.Tại sao phải lấy hơi trong sáo trúc : 

Một vấn đề rất nhiều bạn quan tâm là việc lấy hơi trong sáo trúc làm sao để có một làn hơi khỏe để chơi sáo: Khi mới thổi sáo mình cũng giống như các bạn thôi luồng hơi của mình rất yếu nhiều khi muốn chơi một bài sáo mà lượng hơi của mình không đủ chơi sáo bị hụt hơi mất hứng.
Cách lấy hơi trong sáo trúc

 Như mình đã nói ở trên lấy hơi trong sáo trúc sẽ giúp chúng ta có một lượng hơi lớn để chúng ta có thể một câu dài, hay là khi chúng ta rung hơi ở cuối câu. Một lượng hơi khỏe sẽ giúp ta thổi truyền cảm hơn, thổi sáo sẽ không bị ngắt quãng nữa.

 2.Hướng dẫn lấy hơi dài khi thổi : 

 Ở trong sáo trúc thì thường có hai cái lấy hơi đó chính là lấy hơi bằng miệng và lấy hơi bằng mũi :
 -Lấy hơi bằng mũi: Các bạn sẽ lấy hơi bằng cách hít thật sâu vào khi đó lượng hơi mình tích được sẽ lớn và chúng ta có thể có nhiều hơi hơn.
 -Lấy hơi bằng miệng : Mình thấy it và hâu như người ta độc lấy hơi bằng mũi nên mình cũng không chia sẻ thêm gì. -Ngoài ra bạn hãy luyện tập phương pháp xông hơi, đây là một phương pháp khiến luồng hơi bạn cải thiện rất đáng kể.

Sunday, January 8, 2017

Phương pháp xông hơi là gì-Hướng dẫn xông hơi trong sáo trúc

1.Chúng ta cùng tìm hiểu xem xông hơi là phương pháp gì nhé :

Xông hơi là một kỹ thuật phải nói là rất quan trọng trong sáo trúc nó giúp ta cái gì ? nó giúp ta có một làn hơi khỏe mạnh một tiếng sáo trong trẻo ,lúc thổi chúng ta cũng sẽ không bị đuối hay là tụt hơi vì vậy phương pháp xông hơi nó sẽ giúp ta có 1 làn hơi khỏe, một tiếng sáo trong 

2.Phương pháp luyện tập xông hơi :

Vậy chúng ta đặt câu hỏi là vậy phương pháp xông hơi này chúng ta sẽ lên luyện tập nó như thế nào ? Hôm nay tôi sẽ xin chia sẻ cho các bạn về phương pháp này :
            Tôi sẽ nói một cách đơn giản nhất để cho các bạn có thể hiểu sơ qua về phương pháp này :Xông hơi là chúng ta phải dùng 1 luồng hơi của mình để thổi hết hơi ra rồi chúng ta tập nhiều lần như vậy trong 10-15 phút mỗi ngày chúng ta luyện tập như vậy thì chúng ta sẽ có một làn hơi khỏe và chúng ta có thể tự tin hơn khi đi biểu diễn.Và tôi sẽ  đi sâu hơn để giải thích cho các bạn về phương pháp này: 

           Tôi sẽ lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu : Khi bạn thổi nốt đồ thì bạn sẽ thổi nốt đồ cho đến khi bạn hết 1 luồng hơi  đó rồi lại lấy hơi tiếp thổi ra cứ như vậy làm trong nhiều lần trong vòng 10-15 phút luồng hơi của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

3.Những điều lưu ý trong phương pháp này :

Thứ nhất:Vì xông hơi là một kỹ thuật rất quan trọng trong sáo trúc vì vậy các bạn sẽ phải luyện tập một các thường xuyên và đều đặn .
Thứ hai: Đó chính là tư thế xông hơi để có một tư thế xông hơi đúng thì các bạn phải có một tư thế đúng bạn sẽ tập ở tư thế thằng người luyện tập 

Chúc các bạn luôn thành công với niềm đam mê sáo trúc !

Học kỹ thuật láy rền trong sáo trúc chỉ trong 10 phút

1.Tìm hiểu kỹ thuật láy rền trong sáo trúc là gì:

Ở bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn các bạn ký thuật mà áp dụng phải nói là nhiều nhất trong sáo trúc đó là kỹ thuật láy rền và mình cũng xin khẳng định rằng là hầu hết các bài trong sáo để sử dụng được kỹ thuật này 

2.Định nghĩa thế nào là láy rền:

Láy rền có nghĩa là trong trong một thời gian rất ngắn thực hiện nhanh 2 nốt ,và có lẽ là một số bạn vẫn chưa hiểu nên mình sẽ lấy 1 ví dụ cho các bạn :

Kỹ thuật láy rền trong sáo trúc

            Ở sáo trúc thì thường người ta hay láy nốt rê mi và nốt la xi , Trong bài tây vương nữ quốc các bạn để ý một số người chơi sáo hay như là Mão Mèo hay Bùi Công Thơm trong câu: Sol la mi re do re >Các bạn để ý thật kỹ thì trong câu này đã sử dụng láy rền họ bấm nhanh lên xuống 2 nốt mi re để thực hiện láy .

3.Tập láy rền trong 10 phút ư các bạn có tin không ?

Hoàn toàn là có thể nhé các bạn nếu các bạn biết cách luyện tập và cách luyện tập tốt nhất đó chính là xem video các bạn hãy xem video thật nhiều để rút ra được nhiều kinh nghiệm khi chơi sáo ,mình cũng vậy thôi mình xem đi xem lại người ta rồi rút ra được 

Chúc các bạn luôn  luôn  thành công và cháy hết mình với đam mê